DIỄN ĐÀN THANH NIÊN VIỆN NCKH&TK
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN THANH NIÊN VIỆN NCKH&TK


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Khí công

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
lựu đạn

lựu đạn


Tổng số bài gửi : 110
Registration date : 08/01/2008

Khí công Empty
Bài gửiTiêu đề: Khí công   Khí công Icon_minitimeThu Feb 21, 2008 2:12 pm

Chờ mãi không thấy anh Cún mở cái tóp mỡ nầy, tui bót tạm cái này cho dzui, bài viết sơ sài chung chung, bác nèo có ý hay thì cho pà con tham khảo nha:

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Mọi bài khí công theo trường phái Trung Quốc đều có nghi thức công phu để thực hiện trước và sau khi tập. Nếu không có nghi thức này, việc luyện tập sẽ không bao giờ thành công và dễ bị tẩu hỏa nhập ma.

Nghi thức tiền công phu

Tập nóng người bằng những động tác thể dục toàn diện đã được học ở cấp 2, cấp 3; chúng có tác dụng vào đầu, mình và chân tay, tăng lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể. Nhờ vậy, khi tập bài khí công, bạn sẽ dễ dẫn khí vào kinh mạch, tránh ứ trệ máu. Tập khoảng 5-10 phút.

Sau khi tập nóng người, cần xả công (thở xả để “trả nợ” oxy). Đứng dang chân bằng vai, 2 bàn tay ngửa, các đầu ngón tay sát nhau ở đan điền (dưới rốn 3 phân), từ từ đưa lên ngang ngực, hít vào chậm rãi bằng mũi đến mức tối đa, bụng phình, lưỡi đặt trên vòm họng. Sau đó lật úp 2 bàn tay ngang ngực và hạ 2 tay xuống vị trí đan điền, đồng thời thở ra chậm rãi tối đa bằng miệng, bụng thóp lại. Thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào. Thở như vậy 10-20 lần cho đến lúc hết mệt mới ngưng. Cách thở này rất quan trọng, giúp thải khí độc ra ngoài để chuẩn bị tập bài khí công.

Giai đoạn tiếp theo là khởi công nhằm tụ khí đan điền, khiến khí không phân tán lung tung trong cơ thể, để khi tập bài khí công, nội khí sản sinh ra từ đan điền một cách liên tục, không dứt và sẽ theo những động tác của bài mà đi vào khắp kỳ kinh bát mạch. Động tác như sau:

Bước chân trái vào sát chân phải theo lối đứng nghiêm, nam tay trái ở trong, tay phải ở ngoài chồng lên nhau, nữ thì tay phải ở trong tay trái ở ngoài. Xoa ở đan điền theo hình xoắn ốc thuận và nghịch chiều kim đồng hồ, ở trên xoa không quá rốn và ở dưới không quá xương mu. Khi xoa thuận chiều kim đồng hồ thì theo hướng ly tâm từ vòng tròn nhỏ đến vòng tròn lớn, xoa lên hít vào, xoa xuống thở ra. Khi xoa nghịch thì từ vòng tròn lớn đến vòng tròn nhỏ đi vào trung tâm ở đan điền, xoa lên hít vào, xoa xuống thở ra. Lưỡi đặt trên vòm họng. Thời gian hít vào bằng thời gian thở ra, thở bằng mũi theo kiểu hít vào phình bụng dưới, thở ra thóp bụng dưới.

Theo dịch lý Trung Hoa, nam xoa thuận 24 vòng và xoa nghịch 24 vòng, còn nữ thì phải 36 lần. Nhưng quan điểm hiện nay là chỉ cần xoa mỗi hướng từ 3-5 vòng, quan trọng là khi xoa bụng phải tập trung chú ý vào đan điền, không có tạp niệm.

Cuối cùng là khâu thiền công (tĩnh tâm thư giãn). Hai tay buông xuôi úp dọc 2 bên đùi, đứng nghiêm, nhắm mắt, thở tự nhiên, lắng đọng tâm tư không nghĩ ngợi gì cả, để cho đầu óc trống rỗng, xóa bỏ tạp niệm, chỉ biết ta đang hít vào và thở ra. Tất cả mọi cơ quan trong cơ thể, từ thớ thịt, sợi cơ đến lục phủ ngũ tạng đều được buông lỏng tối đa. Như thế, con người ta được đưa về vô cực để chuẩn bị cho bài tập khí công. Từ vô cực mới sinh ra thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái... Lúc tĩnh tâm, bạn là một tiểu vũ trụ đang hòa nhập với đại vũ trụ bên ngoài. Thời gian thiền công dài hay ngắn tùy thuộc vào mỗi người, nếu trống rỗng nhanh thì vài phút, nếu còn tạp niệm thì cứ tĩnh tâm cho đến khi nào xóa hết tạp niệm mới thôi.

Sau khi thực hiện tuần tự các giai đoạn của tiền công phu kể trên, bạn mở mắt ra và bắt đầu luyện tập bài khí công. Trong lúc tập, phải vận khí (phương pháp thở) theo tính chất đặc thù của bài khí công. Nếu không vận khí mà chỉ thở tự nhiên thì đó chỉ là bài thể dục thông thường, sẽ không mở được kỳ kinh bát mạch.

Nghi thức hậu công phu

Sau khi tập xong bài khí công, bạn phải làm nghi thức hậu công phu gồm nhiều bước. Đầu tiên là xả công: để “trả nợ” oxy, thải khí độc (có phần nào) trong thời gian tập bài khí công. Cách thở xả cũng giống tiền công phu, làm cho đến lúc khỏe hẳn.

Bước thứ hai là thu công, làm giống như khởi công. Khi tập bài khí công, khí sẽ được phân tán khắp cơ thể, vào kỳ kinh bát mạch. Trước khi chấm dứt buổi tập, phải thu khí gom về đan điền để dự trữ năng lượng cho cơ thể trong ngày. Nếu không thu công, bạn sẽ gặp tác dụng phụ (tẩu hỏa nhập ma) do khí còn chạy lung tung khi nghỉ tập.

Tiếp đến là thiền công (tĩnh tâm) nhằm buông lỏng, thư giãn tối đa toàn bộ cơ thể và hệ thần kinh, giúp người tập tránh được sự cố tắc khí ở kinh mạch.

Dư công là khâu cuối cùng, giúp kiểm tra và thải những khí độc còn sót lại trong cơ thể; thực hiện một trong 2 cách:

- Xả công: Chỉ 5 lần mà thôi.

- Đi bách bộ chậm rãi 1-2 phút quanh sân tập, bước 3 bước thì hít vào chậm rãi bằng mũi, rồi bước 3 bước và thở ra bằng miệng, giữ đầu óc thư thái, không nghĩ ngợi lung tung, chỉ nghĩ đến hơi thở ra vào mà thôi. Nếu không có thời gian thì có thể chỉ thở xả công tại chỗ 5 lần.
Về Đầu Trang Go down
A.Cool
Kẻ Phá Bĩnh
Kẻ Phá Bĩnh
A.Cool


Tổng số bài gửi : 144
Age : 42
Location : Bị khoá Nick vĩnh viễn vì quá đẹp chai..hề hề
Registration date : 03/01/2008

Khí công Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Khí công   Khí công Icon_minitimeThu Feb 21, 2008 2:16 pm

Thành thật sorry bác Lựu Đạn, em đang bị cái RC-3 Jacket dí chạy tung cả mông ...hìhì Shocked


Em sẽ bổ sung ngay ạ.
Về Đầu Trang Go down
AKmigo

AKmigo


Tổng số bài gửi : 109
Registration date : 04/01/2008

Khí công Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Khí công   Khí công Icon_minitimeFri Feb 22, 2008 2:20 pm

Em thì chả biết khí khọt gì nên không biết góp gì cho các bácveefEm chỉ thấy như thế này về các bác:
- Khi chơi thể thao (Bóng đá...) em thấy các bác khởi động rất sơ sài.
- Đá xong các bác có một số hành động sai: tu nước nhiều quá, ngồi bệt luôn xuống, hút thuốc...
- Đặc biệt có bác... đi tiểu ngồi nữa. Không biết sau có ảnh hưởng...giới tính không (thảo nào có biệt danh C.T.), nhưng em chắc một điều bác này sẽ bị ảnh hưởng thận.
Kính!
Về Đầu Trang Go down
A.Cool
Kẻ Phá Bĩnh
Kẻ Phá Bĩnh
A.Cool


Tổng số bài gửi : 144
Age : 42
Location : Bị khoá Nick vĩnh viễn vì quá đẹp chai..hề hề
Registration date : 03/01/2008

Khí công Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Khí công   Khí công Icon_minitimeFri Feb 22, 2008 2:26 pm

@ Lịu đạn : bác có thể giải thích và cho em biết 1 vài thắc mắc về dây thần kinh liên sườn được ko ? dây chằng ở phía sau lưng ý .
Về Đầu Trang Go down
lựu đạn

lựu đạn


Tổng số bài gửi : 110
Registration date : 08/01/2008

Khí công Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Khí công   Khí công Icon_minitimeTue Feb 26, 2008 3:51 pm

Khí công dưỡng sinh

Khí công dưỡng sinh là quá trình luyện sinh - hành - biến khí, tức luyện cho khí sinh ra đầy đủ, vận hành thông suốt, khiến cơ thể được điều hòa âm dương, thích nghi tốt với các biến đổi môi trường. Các bài tập dưới đây giúp nâng cao sức khỏe, phòng trị một số bệnh mạn tính như đau khớp, mất ngủ, nhức đầu, đau thần kinh tọa...

Chuẩn bị: Chỗ tập phải tương đối yên tĩnh, sạch sẽ, phòng phải thoáng khí, không được sáng quá (kẻo gây chói mắt); nếu nóng quá thì vặn quạt vừa phải (nhưng tránh gió lùa), nếu lạnh quá thì mặc thêm cho ấm... Về cá nhân, cần sắp xếp công việc để có đủ thời gian tập luyện; khi tập không phải lo lắng về việc gì. Mặc quần áo rộng, không bó chặt thân; không tập lúc quá no, quá đói hoặc lúc đang say rượu. Cần đại, tiểu tiện trước khi tập luyện.

1. Luyện tư thế

Cần đạt đến tư thế vững vàng, thoải mái, dễ chịu, nét mặt tươi, hiền hòa, mắt nhắm nhẹ, mồm khép tự nhiên, đầu lưỡi để lên hàm ếch trên, tai như đang nghe ngóng các hoạt động của cơ thể chứ không phải nghe tiếng động bên ngoài. Có thể luyện ở các tư thế sau:

- Ngồi xếp vành: Hai chân xếp vành tròn (có ba cách là ngồi xếp vành tự nhiên, ngồi xếp vành đơn và nếu đã tập lâu rồi thì có thể ngồi xếp vành kép). Người thẳng góc với đùi, ngực không ưỡn, lưng không gù, vai để xuôi tự nhiên. Cánh tay để xuôi theo thân, 2 bàn tay ngửa lên 2 đầu gối hoặc úp nhẹ vào nhau và để trước ngực, ngón tay hướng lên trên.

- Nằm ngửa trên giường: Đầu đặt trên gối thấp hoặc không dùng gối. Hai tay duỗi xuôi sát người; bàn tay để tự nhiên bên cạnh người hoặc úp tự nhiên trên hai mấu trước của mào chậu. Hai chân duỗi thẳng tự nhiên, gót chân sát nhau, bàn chân xòe ra hai bên; hoặc hai chân bắt chéo lên nhau, bàn chân nọ gác lên bàn chân kia.

- Nằm nghiêng trên giường: Nên nằm nghiêng về bên phải để nội tạng đỡ bị gan đè ép. Đầu đặt lên gối cao vừa phải cho đỡ mỏi cổ, dùng gối to bản để có chỗ đặt tay. Bàn tay phải (dưới) để ngửa ở gối, ngang mắt, cách mặt một nắm tay; bàn tay trái úp tự nhiên vào hông trái hoặc đùi, cánh tay để trên người. Chân phải duỗi tự nhiên (hơi co lại một tý chứ không phải duỗi thẳng), chân trái co lại thành một góc 120 độ và để trên chân phải (không để các mấu xương ép vào nhau).

2. Luyện thư giãn

Thư giãn là một trong những yêu cầu cơ bản của luyện khí công. Lúc này, cơ thể sẽ ở trạng thái nửa thức, nửa ngủ. Tinh thần rất yên tĩnh, không có ý nghĩ nào, có cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng, khoan khoái.

Có 3 điều kiện làm thư giãn là:

- Cắt đứt liên hệ của ngũ quan với bên ngoài bằng cách thực hiện tốt bước chuẩn bị như đã nói ở trên.

- Ra lệnh cho các cơ vân và cơ trơn thư giãn: Đầu óc thảnh thơi, không nghĩ gì, rồi ra lệnh cho các cơ vân, cơ trơn buông xuôi hết, thư giãn hoàn toàn, nghỉ ngơi hoàn toàn.

- Tập trung ý chí theo dõi hơi thở: Hít vào và thở ra êm nhẹ tự nhiên, chuyển tiếp giữa thở ra và hít vào phải nhẹ nhàng. Khi hơi thở đã được điều chỉnh tốt, tinh thần yên tĩnh, ta chuyển sang nghe ngóng cảm giác khi thở, từ lúc khí trời vào mũi đến khi có cảm giác thay đổi ở bụng và ngược lại. Việc này sẽ làm tăng sự thư giãn và tập trung ý nghĩ, giúp đưa cơ thể vào trạng thái yên tĩnh. Cần tập thở lần lượt qua các bước:

* Thở tự nhiên: Dùng ý thức để chỉ huy hơi thở, rồi tập điều chỉnh cho hơi thở êm, nhẹ, đều. Êm, nhẹ nghĩa là không khí qua mũi vào phổi và từ phổi ra ngoài một cách nhẹ nhàng, người bên cạnh cũng như bản thân không nghe được. Đều nghĩa là thở theo nhịp điệu nhất định từ lúc tập đến lúc thôi tập, không có hiện tượng lúc nhanh, lúc chậm, lúc ngắn, lúc dài.

* Thở sâu: Là thở theo nhịp độ: êm, nhẹ, đều, sâu, dài (trung bình 6-8 hơi thở trong 1 phút). Có 3 cách thở sâu chính là thở bụng, thở ngực và thở bụng ngực. Việc thở bụng chủ yếu dựa vào sự vận động của cơ hoành; khi hít vào, bụng dưới phồng lên, khi thở ra, bụng dưới lép xuống. Việc thở ngực chủ yếu dựa vào sự vận động của các cơ lồng ngực (không dùng đến vai) và một phần cơ hoành; hít vào ngực nở, thở ra ngực lép. Thở bụng ngực là phối hợp 2 cách thở trên.

* Thở có nín: Để tăng thêm tác dụng của việc luyện tập đối với hoạt động của nội tạng. Cần tập nín thở sau khi hít vào (hít vào - nín thở - thở ra - hít vào - nín thở) rồi tập nín thở sau khi thở ra (thở ra - nín thở - hít vào - thở ra - nín thở).

3. Tập ở tư thế động

- Xoa mặt.

- Xoa cổ gáy.

- Xoa tay.

- Xoa từ vai tới ngực.

- Xoa vùng bụng.

- Xoa vùng lưng.

- Xoa chân.

- Chống tay sau lưng, ưỡn ngực.

4. Tự day huyệt

Day nhẹ các huyệt sau, mỗi huyệt khoảng 30 giây:

- Hợp cốc.

- Túc tam lý.

- Khúc trì: Gấp cẳng tay vào cánh tay, bàn tay để trên ngực cho nổi rõ nếp gấp khuỷu, huyệt ở đầu phía ngoài nếp gấp này.

- Nội quan: Từ lằn cổ tay đo lên 2 tấc, huyệt nằm giữa cơ gan tay lớn và cơ gan tay bé.

- Tam âm giao: Từ chỗ lồi cao nhất của mắt cá trong, đo lên 3 tấc, huyệt nằm ở bờ sau trong xương chày). Ấn mỗi huyệt khoảng 30 giây.

Lưu ý:

- Sau khi luyện xong, cần thư giãn tư thế ngồi hoặc nằm trên giường 5 phút.

- Trong những ngày đầu, người tập có một số biểu hiện như đau cơ, mệt mỏi... nhưng vẫn phải tập đều; các triệu chứng này sẽ hết dần sau một tuần.
Về Đầu Trang Go down
lựu đạn

lựu đạn


Tổng số bài gửi : 110
Registration date : 08/01/2008

Khí công Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Khí công   Khí công Icon_minitimeTue Mar 18, 2008 8:35 am

Khi một cơ thể ở trạng thái bình thường, không có khí cảm, ta gọi đó là trạng thái cân bằng của khí và huyết trong cơ thể. Đây là một cân bằng động vì cơ thể luôn vận động, khí - huyết cũng luôn vận động, có lúc huyết vượt khí và cũng có lúc khí vượt huyết.

(“vượt”: tức là so sánh với trạng thái cân bằng). Khi chúng ta mất sự cân bằng này chính là lúc chúng ta bị bệnh, đau ốm...

+ Khi Huyết mạnh hơn Khí:

Nói cách khác, khi khí kém hơn huyết, cơ thể sẽ có cảm giác ỳ trệ, khó chịu. Bởi vì khí là động lực thúc đẩy huyết, là tác nhân trong quá trình trao đổi chất giữa máu và tế bào; Nếu khí không đủ để đẩy huyết, trao đổi chất không đạt hiệu suất cao, từ đó tạo ra cảm giác ỳ trệ, bức bối trong cơ thể.

+ Khi Khí mạnh hơn Huyết:

Nó sẽ cho ta cảm giác về khí (khí cảm). Độ chênh lệch giữa khí và huyết càng lớn thì khí cảm càng mạnh.

- Khi khí mạnh hơn huyết 1 chút sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất giữa huyết và tế bào, làm cơ thể khoẻ mạnh lên, hồng cầu sinh ra nhiều (Đông y vẫn gọi là: Khí thúc đẩy huyết). Khi đó cơ thể có cảm giác thông thoáng, dễ chịu, có thể cảm nhận được cảm giác tê nhè nhẹ của khí và đường đi của khí trong cơ thể.

-Tuy nhiên, cái “1 chút” đó bằng bao nhiêu thì thực khó nói. Phải trải qua nhiều thực tế luyện tập, người tập mới tự rút ra được kinh nghiệm cho bản thân mình. Nếu để khí vượt quá xa huyết sẽ tạo ra phản tác dụng: Khí thuc ép huyết quá mạnh, dẫn đến tổn thương huyết, hại cơ thể (Lúc đó cơ thể có cảm giác tê rất mạnh, thậm chí tê buốt hay tê dại đi, cơ thể dễ phát nóng, nhất là ở 2 lòng bàn tay và lòng bàn chân, suốt ngày thấy khí chạy rần rật trong cơ thể...). Kết quả là bản thân khí cũng tự bị tán mất, hoặc trở thành dư khí (trược khí) ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Gặp trường hợp này phải biết cách xả bớt khí ra khỏi cơ thể.

Như vậy, khí cảm có thể có 2 tác dụng: tốt và xấu. Không có khí cảm không phải là không tốt, có khí cảm rồi thì sẽ giúp tập luyện có hiệu quả cao hơn, nhưng tập không đúng lại có thể gây phản tác dụng.

+ Khí và Huyết cân bằng:

Trạng thái này có nhiều cấp độ: có thể cân bằng ở cấp thấp hoặc cân bằng ở cấp cao.
Cân bằng ở cấp thấp:


Người có cơ thể ốm yếu, khí và huyết đều kém, nhưng vẫn cân bằng với nhau --> Không có khí cảm.

Cân bằng ở cấp cao:

Người có cơ thể khoẻ mạnh, khí và huyết đều mạnh, cân bằng với nhau --> vẫn không có khí cảm.

Muốn có khí cảm phải phá vỡ trạng thái cân bằng này, để khí vượt lên huyết (“1 chút”!!!)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Khí công Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Khí công   Khí công Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Khí công
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN THANH NIÊN VIỆN NCKH&TK :: Cuộc sống muôn màu :: Sức khoẻ - y tế-
Chuyển đến