DIỄN ĐÀN THANH NIÊN VIỆN NCKH&TK
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN THANH NIÊN VIỆN NCKH&TK


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung

Go down 
Tác giảThông điệp
nhanong




Tổng số bài gửi : 11
Registration date : 08/01/2008

Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung Empty
Bài gửiTiêu đề: Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung   Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung Icon_minitimeThu Mar 20, 2008 9:23 am

16 năm theo đuổi một giả thuyết
10:45', 18/2/ 2008 (GMT+7)
Hàng trăm năm qua, việc lăng mộ Hoàng đế Quang Trung nằm ở đâu vẫn là điều bí ẩn với nhiều giả thuyết.
Theo sử sách, Hoàng đế Quang Trung băng hà năm 1792 thì mười năm sau cơ nghiệp Tây Sơn đã mất vào tay Nguyễn Ánh. Năm 1802, Nguyễn Ánh sai quật mộ vua Quang Trung ở lăng Đan Dương, giã xương ra trộn với thuốc súng bắn để trả thù.


Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung Images58148_ngoimoco
Một ngôi mộ cổ đã trở thành phế tích ở Hàm Thắng.
Bức tượng võ tướng bên ngôi mộ cổ
Thế nhưng có nhiều giả thuyết cho rằng đó chỉ là mộ giả. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thì di hài vua Quang Trung hiện vẫn còn dấu tích ở Dương Xuân, Huế. Ông Trần Viết Điền - giảng viên Trường đại học Sư phạm Huế thì lại cho rằng lăng Ba Vành ở đồi Thiên An, Huế mới là nơi có mộ vua Quang Trung.
Trong khi đó, tại Bình Thuận có đến hai địa điểm mà nhiều người tin rằng đó mới chính là nơi có mộ của Quang Trung Hoàng đế. Lúc đó, Hoàng hậu Ngọc Hân bí mật đưa di hài chồng mình vào chôn ở đây nhằm tránh việc triều Nguyễn trả thù. Người tìm ra, bảo vệ giả thuyết này cho đến khi qua đời vì bạo bệnh là cô Võ Thị Minh Liêm, một giáo viên Anh văn ngụ ở Hàm Thắng, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận.
Sinh năm 1956, tốt nghiệp Đại học Sư phạm, cô giáo Minh Liêm cứ ngỡ sẽ gắn chặt đời mình vào nghề dạy học ở Trường THCS Bông Sao (quận 8, TP.HCM). Nhưng rồi trong một lần về thăm quê, được cha là ông Võ Hồng cho biết ông phát hiện được một ngôi mộ cổ đặc biệt ở núi Cố thuộc phường Phú Hài, Phan Thiết, cuộc đời cô giáo trẻ này rẽ sang bước ngoặt mới.
Sau khi ông Hồng qua đời (1990), cô giáo Minh Liêm âm thầm vào cuộc. Cô tìm đến ngôi mộ cổ có pho tượng võ tướng to như người thật, có khắc mấy chữ Hán trên bụng như cha mình mô tả. Ở đó có nhiều ngôi mộ cổ tề tựu xung quanh, trông như hình voi phục. Cô cảm nhận khuôn mặt của bức tượng ở ngôi mộ cổ có nhiều nét giống chân dung vua Quang Trung được lưu truyền.
Sau đó tại gần ngôi mộ cổ, một người dân là ông Võ Bách Chiến ở thôn Thắng Hòa (Hàm Thắng) đào ao nuôi tôm phát hiện được bộ xương voi, tương truyền như voi chiến của nhà vua. Cộng với hàng loạt dữ liệu khác mà cô giáo Minh Liêm đã phải đón xe ôm đi hàng trăm cây số ra Cù lao Câu (Tuy Phong), vượt biển ra tận đảo Phú Quý để khảo sát, tìm hiểu, cuối cùng cô khẳng định Hoàng đế Quang Trung được chôn cất bí mật tại khu vực Hàm Thắng.
Theo cô, Hoàng hậu Ngọc Hân đã nghe theo lời tiên đoán hậu vận ngắn ngủi của nhà Tây Sơn qua lời của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp nên đã cùng các tùy tướng thân tín đưa di hài nhà vua xuôi về Nam. Cũng theo các thuyết trình của cô giáo Minh Liêm thì người chủ khu đất có ngôi mộ tọa lạc là người gốc Bình Định, vùng đất mà nhà Tây Sơn dấy nghiệp. Người vợ ông chủ vườn là dân đảo Phú Quý mà tương truyền là hậu duệ của quân Tây Sơn chạy dạt vào tránh các cuộc truy bắt của quan quân triều Nguyễn.
Cô giáo Minh Liêm cũng cho rằng năm 1802, khi vua Gia Long “tận pháp trừng trị” nhà Tây Sơn thì vua Quang Trung đã mất đúng 10 năm và nhà Tây Sơn đủ thời gian để đưa di hài vua xuôi về Nam Trung bộ mà Bình Thuận là vùng đất mà nhà Tây Sơn thông thạo như lòng bàn tay. Tuy nhiên, điều bất ngờ là sau đó bức tượng võ tướng bên ngôi mộ cổ lại đột ngột biến mất!
Không chồng, con, dạy học được bao nhiêu tiền, cô giáo Minh Liêm lại đổ hết vào các nghiên cứu. Suốt từ năm 1990 đến 2006, cô đã đơn thân chạy đi chạy lại như con thoi ghi chép rồi gửi thỉnh nguyện gần như khắp các ban, ngành có trách nhiệm về giả thuyết của mình.


Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung Images58150_ngoimohinhvoihuc
Ngôi mộ có hình voi phủ phục, giờ chỉ còn như thế này do bị đào bới lén lút.
Hành trình không đơn độc
Ông Trương Văn Thạnh, thầy giáo cũ dạy sử, địa của cô Liêm từ những năm lớp 11, 12 ở Trường Phan Bội Châu (Phan Thiết) kể: “Đó là cô học trò hết sức nhiệt tình và nhiệt tình đến tội nghiệp!”.
Bà Võ Thị Tuyết Hiếu, chị em song sinh với cô Liêm, cũng là một giáo viên Anh văn, cho biết trước khi qua đời mấy năm, nghe tin ở Huế có hội thảo Phú Xuân-Thuận Hóa với nhiều giáo sư sử học đầu ngành, cô Liêm đã chạy vạy khắp nơi kiếm tiền ra Huế xin được tham dự. Lần đó cô Liêm chỉ được dự chứ không được phát biểu. Cô chỉ còn biết tranh thủ trao đổi “hành lang” với các giáo sư trong giờ giải lao. Theo lời kể lại thì lần đó giáo sư Phan Huy Lê đã rất chăm chú lắng nghe giả thuyết của cô, đề nghị cô cung cấp các bằng chứng khoa học để có thể đề xuất mở cuộc khảo sát. Tuy nhiên, bằng chứng đáng nói nhất là bức tượng đã bị mất!
Cũng trong lần hội thảo tại Huế, cô Minh Liêm đã trao đổi với nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân về giả thuyết của riêng mình. Bà Hiếu buồn bã: “Tội nghiệp em tôi, suốt 16 năm trời đeo đuổi giả thuyết, nó xem như đó là duyên nghiệp”. Vì duyên nghiệp và vì muốn giải mã những ngôi mộ cổ ở Hàm Thắng, sau đó cô Liêm lại tiếp tục miệt mài vừa dạy vừa thu thập tư liệu, rồi bằng mọi giá tiếp cận rất nhiều giáo sư, tiến sĩ để thuyết trình. Tuy nhiên, cô chỉ nhận được những lời động viên, lời hứa chứ không có một xúc tiến khảo sát nào.
Thế nhưng có một lần tưởng chừng người đàn bà ấy đã không đơn độc. Người chị song sinh của cô Liêm cho biết khoảng năm 2004, giáo sư Đỗ Đình Truật đã từ TP.HCM cùng với sáu sinh viên khảo cổ đến Hàm Thắng. Họ ở đây hơn một tuần và đo vẽ một số ngôi mộ cổ có hình voi phục. Sau khi những người này rời khỏi Hàm Thắng một thời gian ngắn, các ngôi mộ cổ bị đào bới lén lút vô tội vạ, trở thành phế tích đến nay và câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ...
Đầu năm 2006, một cơn bệnh nan y đã quật ngã người nữ giáo viên đầy nhiệt huyết này. Nằm trên giường bệnh, cô vẫn đau đáu về cuộc hành trình 16 năm của mình chưa có hồi kết. Tháng 3-2006, trước khi xuôi tay, cô đã nắm tay người chị song sinh của mình trăng trối: “Tài liệu, hồ sơ em đã chuyển hết cho giáo sư Phan Huy Lê và Bảo tàng Quang Trung tại Bình Định rồi. Tiếc là em không còn sống để tìm ra sự thật vì có thông tin ấn tín của nhà Tây Sơn được đúc vào năm 1791 (một năm trước ngày vua Quang Trung mất) do một đội cấm quân giữ có tin đã được tìm thấy trên đất Bình Thuận...”.

. Theo PHƯƠNG NAM/PL.TPHCM

Về Đầu Trang Go down
nhanong




Tổng số bài gửi : 11
Registration date : 08/01/2008

Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung   Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung Icon_minitimeFri Mar 21, 2008 8:28 am

Ấn tín nhà Tây Sơn và ngôi mộ thần thái giám
20:49', 20/2/ 2008 (GMT+7)
(Tiếp theo và hết)
Chỉ cách nơi được coi là lăng mộ của vua Quang Trung không xa lại có ngôi mộ của một thái giám, trong khi Bình Thuận chỉ là một phủ. Còn các thái giám đều sống và khi qua đời đều được chôn ở kinh thành.
Trong hành trình 16 năm lần theo giả thuyết tìm mộ Quang Trung Hoàng đế tại Bình Thuận, cô giáo Minh Liêm đã tìm ra nơi đồn đại có ấn tín của nhà Tây Sơn tại Bình Thuận.


Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung Images58304_congvaongoimo
Cổng vào ngôi mộ thần thái giám.
Hành trình dang dở
Theo bà Võ Thị Tuyết Hiếu - chị song sinh của bà Võ Thị Minh Liêm thì trước ngày mất, bà Liêm nhận được thông tin có một ngôi đình tại Vĩnh Hảo, Tuy Phong (Bình Thuận) hiện đang giữ một ấn tín nhà Tây Sơn. Ấn tín này được đúc năm 1791, tức một năm trước khi Quang Trung Hoàng đế qua đời do một đội cấm quân nhà Tây Sơn giữ. Ngay lập tức bà Liêm từ TP.HCM về Hàm Thắng và ra Tuy Phong.
Mấy ngày sau trở về, bà Liêm buồn bã kể với người chị rằng người cho là đang giữ ấn tín kiên quyết không cho xem hoặc mô tả gì để bà ghi chép lại. Sau đó, trước sự kiên trì thuyết phục của bà Liêm, người này cho biết rằng cha ông của ông ta kể lại ấn tín nhà Tây Sơn đã được chôn đâu đó trên vùng đất Vĩnh Hảo! Chính chi tiết này đã làm bà Minh Liêm nhen nhóm lên hy vọng và bỏ công tìm hiểu về đội cấm quân nhà Tây Sơn hoạt động trên vùng đất Bình Thuận. Tuy nhiên, căn bệnh hiểm nghèo đã không cho bà còn cơ hội và cướp đi hoài bão cùng với niềm tin mãnh liệt của bà về lăng mộ Quang Trung Hoàng đế tại Bình Thuận.
Theo lời chỉ dẫn của người thầy dạy sử của bà Minh Liêm, chúng tôi tìm đến được ngôi mộ của một vị thái giám. Đáng nói là ngôi mộ này nằm cách nơi giả thuyết có mộ vua Quang Trung chỉ non cây số. Bình Thuận chỉ là đơn vị hành chính cấp phủ, trong khi các thái giám (là người được tuyển để phục vụ trong tam cung lục viện và khi mất thường được chôn chung trong một nghĩa trang ở kinh đô như nghĩa trang thái giám ở chùa Từ Hiếu (tây nam thành phố Huế).
Chính vì chưa giải thích được vấn đề trên nên rất nhiều người ở Bình Thuận vẫn nghĩ rằng ngôi mộ vị thái giám đã tạo thêm một cơ sở nữa để khẳng định mộ vua Quang Trung được chôn bí mật đâu đó tại đây. Có một đồn đại rằng vị thái giám này cưỡi ngựa theo phò di hài vua Quang Trung xuôi vào Bình Thuận, đến Phú Thiện Xuân (một địa danh thuộc huyện Hàm Thuận Bắc gọi như tên Phú Xuân mà vua Quang Trung đóng đô trước đây) thì bị truy sát, chặt đứt đầu. Con ngựa bạch dù kiệt sức vẫn chở vị thái giám mất đầu chạy đến đây, trước là làng Sơn Thủy, xã Sơn Hải thì ngã quỵ. Từ đó những người dân địa phương sau khi chôn cất cho vị thái giám còn đúc một con ngựa bạch to như ngựa thật nằm phủ phục, đầu hướng về ngôi mộ (?).


Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung Images58306_nguabach
Con ngựa được đúc to bằng ngựa thật phủ phục, đầu hướng về phía mộ vị thái giám.
"Mả ông vua"
Một ngôi mộ khác ở xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc cũng được nhiều người tin rằng đó mới chính là mộ của Quang Trung Hoàng đế. Trước đây, bà Minh Liêm cũng đã khảo sát ngôi mộ này. Theo đó, hoàng hậu Ngọc Hân do sợ triều Nguyễn trả thù nên không thể đặt bức tượng cạnh mộ vua được vì như thế chẳng khác gì "lạy ông tôi ở bụi này". Do sự bí mật nên mộ vua phải được an táng kín đáo trong khu rừng già và phải cách xa biển và các khu dân cư.
"Mả ông vua" được người dân ở Hàm Thắng truyền miệng nhau qua nhiều đời nay. Do cách phát âm nên gọi trại thành "mả ông Duông". Cái duy nhất để biết đây là ngôi mộ cổ chỉ là một cọc gỗ đã bị thời gian bào mòn và bám đầy rong rêu. Cây cột gỗ được chạm trổ khá sắc nét và có các "ngàm" dùng để ráp các "xiên", "trính" như làm nhà gỗ vòng quanh ngôi mộ. Điểm đặc biệt là trên mộ mọc một loại cỏ khá lạ mà theo nhiều người dân sống gần đó cho biết trâu, bò không dám đến gần! Quả thật, loại cỏ trên mộ là cỏ khá lạ mà chúng tôi đã chia nhau tìm quanh đó đến đỏ mắt vẫn không thấy. Lá cỏ mọc cách, hình lưỡi mác, rất bén nên trâu, bò không thể ăn được. Bà Tư nhà sát bên "mả ông Duông" cho biết ngôi mộ này đã tồn tại từ trước khi bà dọn nhà về ở. Dù chưa rõ xuất xứ nhưng mỗi năm đến dịp Thanh minh nhiều người dân địa phương cũng đến thắp nhang cúng kính. Tuy nhiên hiện nay do thời gian, ngôi mộ gần như bằng phẳng và vật chứng duy nhất chỉ là cây cột gỗ nằm trơ gan cùng tuế nguyệt.
Loạt bài này chỉ nêu lên một giả thuyết mới về di hài của Quang Trung Hoàng đế, cần được các sử gia, các nhà chuyên môn có một khảo sát toàn diện. Có thể không tìm được di hài của vua Quang Trung thì cuộc khảo sát cũng mang lại các tài liệu khảo cổ đối với các ngôi mộ cổ và những kiến thức mới về lịch sử của vùng đất Bình Thuận. Nhiều người lo ngại khả năng cây cột gỗ tại "mả ông Duông" cũng sẽ biến mất như bức tượng võ tướng ở Phú Hài thì thật là đáng tiếc.

. Theo Phương Nam/PL.TPHCM



Từ năm 1928, một học giả người Pháp ở Huế là L. Cadière, chủ bút tập san "Đô thành hiếu cổ", đã đặt vấn đề về lăng mộ Hoàng đế Quang Trung ở lăng Ba Vành thuộc làng Cư Chánh, Huế. Đến năm 1941, ông Nguyễn Thiệu Lâu - giáo viên sử trường Quốc học Huế cũng khẳng định lăng Ba Vành chính là mộ Hoàng đế Quang Trung. Đến năm 1974, có một đoàn khảo sát lăng Ba Vành với kết luận: Lăng Ba Vành không phải là mộ Quang Trung.
Sau năm 1975, ông Nguyễn Hữu Đính, nguyên Chủ tịch Ủy ban Mặt trận TP Huế, sau khi nghiên cứu đã khẳng định: Lăng Ba Vành được triều Tây Sơn ngụy trang để phòng nguy cơ Nguyễn Ánh chiếm Phú Xuân, tàn phá lăng mộ Nguyễn Huệ để trả thù.
Năm 1987, ông Trần Viết Điền (trường ĐHSP Huế) lại cho rằng lăng Ba Vành chính là lăng mộ của Hoàng đế Quang Trung. Thế nhưng giả thuyết này bị bác bỏ vì theo giới sử học thì lăng Ba Vành là của Ý đức hầu Lê Quang Đại, một vị quan dưới triều chúa Nguyễn Phúc Khoát, chết vào đầu năm 1746.
Riêng nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân lại đưa ra một giả thuyết hoàn toàn mới. Theo ông, vị trí phủ Dương Xuân của các chúa Nguyễn và cung điện Đan Dương sau này chính là Sơn Lăng của Hoàng đế Quang Trung. Còn bà Võ Thị Minh Liêm lại cho rằng lăng mộ vua Quang Trung chắc chắn nằm ở vùng đất Hàm Thắng hoặc Phú Hài, Bình Thuận. Ngoài ra còn có hàng loạt giả thuyết khác của rất nhiều người nữa


Về Đầu Trang Go down
nhanong




Tổng số bài gửi : 11
Registration date : 08/01/2008

Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung   Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung Icon_minitimeMon Jun 23, 2008 4:00 pm

Trong khuôn khổ Festival Huế 2008, hướng tới kỷ niệm 220 năm ngày Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và tiến quân ra Bắc (22.12.1788) đánh bại quân Thanh, ngày 6.6 tại Thừa Thiên - Huế đã diễn ra hội thảo khoa học Tây Sơn - Thuận Hóa và anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung với nhiều tư liệu nghiên cứu mới được công bố.

Chẩn bệnh vua Quang Trung

Bác sĩ Bùi Minh Đức (hiện đang sống ở Hoa Kỳ) gửi đến hội thảo một báo cáo khoa học, hướng đến cái chết của Quang Trung. Để trả lời câu hỏi vì sao Nguyễn Huệ lại qua đời ở cái tuổi sung mãn nhất của người đàn ông, bác sĩ Đức đã khảo cứu các nguồn tài liệu lịch sử với căn bệnh mà sử sách ghi là "huyễn vựng". Ông cũng theo dõi cách điều trị của thái y, cách chăm sóc của Hoàng hậu Ngọc Hân và trạng thái của bệnh nhân trước khi chết, kết hợp với phương pháp nghiên cứu chuyên ngành y hiện đại của nội, ngoại thần kinh, tai mũi họng, tim mạch... Từ những khảo cứu trên, bác sĩ đã đưa ra một giả thuyết về hồ sơ bệnh lý của vua Quang Trung như sau: "Tên: Nguyễn Huệ, giới tính: Nam, nghề nghiệp: chỉ huy quân đội, chết ở tuổi 39. Kết luận bệnh án: Xuất huyết não dưới màng nhện. Nguyên nhân tử vong: Viêm phổi sặc".

Theo tác giả, bệnh này y khoa hiện đại có thể thử nghiệm chữa trị bằng phương pháp chữa trị của căn bệnh "tai biến mạch máu não" rồi dùng phẫu thuật để điều trị thì có thể qua cơn tai biến và phục hồi.

Tìm thấy một bức thư của Ngô Văn Sở

Cũng từ Hoa Kỳ, tác giả Nguyễn Duy Chính đã đến văn khố của Cố cung viện Bác vật Đài Bắc và tìm thấy một bức thư của Đại tư mã Ngô Văn Sở, người được Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ giao trông coi Bắc Hà. Bức thư Ngô Văn Sở viết cho Phan Khải Đức và Trần Danh Bính. Từ bức thư này cũng có thêm nhiều thông tin liên quan đến con người Ngô Văn Sở. Tư liệu trên cũng cho biết thêm về chiến công của quân Tây Sơn vào mùa hè năm 1786 "chỉ trong vòng 10 ngày là thu phục được Phú Xuân (Huế), tiến thẳng ra Thăng Long": mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ có sai người đưa thư sang nhà Thanh để xin phong vương nhằm làm kế hoãn binh. Càn Long không những không phong vương mà còn cử binh sang đánh nước ta. Về phía Nguyễn Huệ, sau khi cho người đưa thư xong, từ Thăng Long ông tức tốc trở về Phú Xuân tích cực chuẩn bị cho cuộc chống chiến tranh xâm lược từ phía nhà Thanh. Điều này cho thấy tài năng phán đoán thời cuộc của Nguyễn Huệ.

6 bức tranh quý hiếm

Tác giả Nguyễn Đắc Xuân đã giới thiệu 6 bức tranh quý hiếm Bình Định An Nam chiến đồ, do họa sĩ Dương Đại Cương thời Càn Long vẽ để mô tả cuộc chiến tranh xâm lược bất thành của nhà Thanh. Năm 2004, phiên bản 6 bức tranh này được Tạp chí Xưa & Nay tặng Bảo tàng Quang Trung (Bình Định) nhân kỷ niệm 215 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2004). Đây là một tư liệu lịch sử hiếm có về quan hệ giữa vua Càn Long và vua Quang Trung thời vừa dứt trận năm 1789. Lần này, phiên bản 6 bức tranh cũng được ông Nguyễn Quốc Vinh - thạc sĩ khoa Ngôn ngữ và văn minh Á Đông của Đại học Harvard, tìm thấy tại thư viện sách quý Houghton của trường Đại học Harvard (Mỹ) và sao chụp đem về VN.

Tác giả Nguyễn Anh Huy, một người sưu tập và nghiên cứu tiền cổ tại Huế đã có báo cáo về khảo cứu đồng tiền dưới thời Tây Sơn có tên Quang Trung thông bảo-An Nam. GS.TS Choi Byung Wook (Hàn Quốc) và thạc sĩ Lê Thị Ngọc Cầm có báo cáo nghiên cứu: Quang Trung giả dưới con mắt của triều đình Choseon (Triều Tiên) đến Trung Quốc năm 1790 về nhân vật Nguyễn Quang Bình bí ẩn... Tổng cộng có 30 bản báo cáo đã được công bố tại hội thảo liên quan đến vị anh hùng dân tộc Quang Trung, một con người huyền thoại vẫn còn nhiều uẩn khúc lịch sử chưa được làm sáng tỏ.

. Theo TNO

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung   Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Đi tìm lăng mộ vua Quang Trung
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mu Vinh Quang Season 5 Miễn Phí 100% Open 15h Ngày 18/09
» Trung tâm tin học Trường Đại học GTVT
» “Bắc Kinh 2008” hay ván bài chính trị Trung -Mỹ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN THANH NIÊN VIỆN NCKH&TK :: Tin tức - sự kiện - bình luận :: Sự kiện - Bình Luận-
Chuyển đến