TraitimDanco
Tổng số bài gửi : 80 Location : Work in CIA, MOSAD, KGB, MI16, INTERPORT Registration date : 15/01/2008
| Tiêu đề: Năm Tý nói chuyện chuột Fri Jan 25, 2008 8:15 am | |
| Để tìm hiểu loài Chuột như thế nào? Chúng ta có thể quả quyết rằng: Loài Chuột có lông nhiều dày rậm, lỗ tai nhỏ, mỏ và đuôi dài. Chuột lại là loài gặm nhấm, nhưng còn sanh sản rất nhanh và nhiều, cho nên chúng nó cắn phá khủng khiếp, không chừa nơi nào, ở trong nhà thì đào hang, khoét vách, cắn phá gạo nếp, thức ăn thức uống khi quên đậy, kể cả giấy má .v.v. rồi làm ổ đẻ liên tục và ở ngoài đồng thì cắn phá hột giống, mùa màng cũng như các nông phẩm của nông dân như : lúa, bắp, khoai .v.v. Vì thế họ hàng nhà Chuột đi đến đâu, thì mọi người điều sợ sự phá hoại của Chuột, nếu ghe tàu nào bị Chuột đến ở, thì cũng khốn khổ không ích.
Ngoài ra, loài Chuột cũng tạo nên bịnh dịch hạch làm cho sự chết chốc lên đến hàng trăm ngàn người tại nhiều nước trên thế giới, ví như tại Athène (Hy Lạp) vào năm 429 trước Công Nguyên, hoặc các nước khác như Ai Cập, Thổ Nhỉ Kỳ, Ý Đại Lợi, Pháp.v.v. cũng bị sát hại vì bịnh dịch này, người ta đã thống kê chỉ 7 năm, kể từ năm 1346 đến năm 1353 số người bị chết trên thế giới như sau : Âu Châu gần 25 triệu người và Á Châu cũng gần 23 triệu người và được người đời xem như là một thiên tai.
Vì Chuột thường đem tai họa đến cho loài người như vậy, nên người thường kiếm đủ cách để loại trừ Chuột ví như : Thuốc Chuột, đặt bẫy Chuột, dậm cù Chuột .v.v.
Đặc biệt, khi bắt được Chuột con sống, người ta may lỗ đít nó lại, rồi thả nó trong nhà, nó bị bí ỉa cho nên nó lập tức cắn đuổi đồng bọn nó chạy khỏi nhà và cắn chết luôn mấy con Chuột con, sau đó nó cũng chết theo luôn.
Tuy vậy Chuột là con vật ranh mảnh khôn ngoan, khó lòng bị tiêu diệt hết. Người ta thường kể, Chuột muốn tha một cái trứng gà to về ổ mà không bị bể, Chuột đã biết để một con nằm ngửa ôm trứng, miệng ngâm đuôi con khác để con này kéo về ổ... (Bđd Viên Giác 91, trang 29 do Cụ Phan Hưng Nhơn viết)
Do vậy, Trời sanh Chuột thì phải sanh Mèo hay Rắn để trừ diệt Chuột, nếu không loài người khó sống nỗi với Chuột, bởi tai họa về Chuột tạo nên. Tuy nhiên, loài Chuột cũng có giúp ích cho nhân loại. Bởi vì, bắt loài Chuột để làm cuộc thí nghiệm y khoa, ngõ hầu tìm được các loại thuốc trị bịnh cứu sống chúng ta và riêng thịt Chuột là một đặc sản thực phẩm đáng kể nữa, nếu ai đã từng về : Long Xuyên, Châu Đốc, Cần-Thơ, Ô-Môn, Rạch Giá, Sa Đéc, Sóc Trăng ...thuộc miền Hậu Giang, vào mùa bắt Chuột, thì thấy Chuột được bày bán trắng phiếu, vì đã thui và lột da xong, người mua đem về chế biến 7 món ăn về Chuột như chơi, nào là: Chuột nướng, Chuột chiên tươi hay muối với sả ớt, Chuột xào hành, Chuột bầm xào Lá Cách hay Lá Lốt hoặc Chuột bầm rồi ướp gia vị để làm nhưn bánh Xèo v.v.
Nhân nói về món ăn bằng thịt Chuột, xin trích dẫn một trong những món ăn liên quan đến con Chuột, trong dịp Bà Từ Hi Thái Hậu, đời nhà Thanh bên Trung Hoa, khoản đãi phái đoàn sứ thần thuộc các quốc gia Tây Phương, nhân dịp mừng Xuân Canh Tý 1874. Tiệc được chuẩn bị 11 tháng 6 ngày trước, có 1750 người phục vụ, tốn kém 98 triệu hoa viên thời bấy giờ tương đương 374 ngàn lượng vàng ròng, gồm 400 thực khách và kéo dài suốt 7 ngày đêm bắt đầu giờ giao thừa Tết nguyên đán năm Canh Tý.
Đó là món Sâm Thử tức là con Chuột được nuôi bằng sâm.
Trong quyển Món Ăn Lạ Miền Nam, tác giả Vũ Bằng tường thuật món sâm thử như sau : Chuột mới đẻ đem nuôi trong lồng kính cho ăn toàn sâm thượng hảo hạng và uống nước suối, đến khi đẻ ra con thì lấy những con đó nuôi riêng cũng theo cách thức đó để sanh ra một lớp Chuột mới, nhưng lớp Chuột mới nầy vẫn chưa dùng được. Cứ nuôi như thế đến đời thứ ba, Chuột mới thực là "thập toàn đại bổ", người ta mới lấy những con Chuột bao tử của thế hệ mới này ra ăn và ăn như thế thực là ăn tất cả cái tinh hoa, bén nhậy, khôn ngoan của giống Chuột cộng với tất cả tính chất cải lão hoàn đồng, cải tử hoàn sanh, tráng dương bổ thận của cây sâm vốn được y lý Đông Phương đặt lên hàng đầu thần dược từ cổ chí kim trong trời đất. ...
Nguyên đại sứ Tây Ban Nha thuật lại rằng, đến món ăn đặc biệt ấy thì có một ông quan đứng lên giới thiệu trước rồi quân hầu bưng lên bàn tiệc cho mỗi quan khách một cái dĩa con bằng ngọc trong đó có một con Chuột bao tử chưa mở mắt, đỏ hỏn hảy còn cựa quậy, nghĩa là một con Chuột bao tử sống. Bao nhiêu quan khách thấy thế chết lặng đi, bởi vì nếu phải theo giao tế mà ăn cái món này thì ... nhất định phải ...trả lại hết những món gì đã ăn trước đó. Mọi người nhìn nhau? Bà Từ Hi Thái Hậu cầm nĩa xúc con Chuột bao tử ăn để cho mọi người bắt chước ăn theo. Con Chuột kêu chi chí, người tinh mắt thấy một tia máu vọt ra ... Hoàng Đế Trung Hoa thông thả vừa nhai vừa suy nghĩ như thể muốn kéo dài cái thú ăn tuyệt diệu ra để cho cái thú ấy thấm nhuần trí óc và cơ thể. Và Ngài nói: "Mời Chư Vị". Nhưng không một vị nào đụng đũa, cứ ngồi đơ ra mà nhìn. Bà Từ Hi Thái Hậu bèn cười mà nói đùa : " Tôi tiếc không thấm nhuần được cái văn minh Âu Mỹ của các Ngài, nhưng riêng vế cái ăn thì tôi thấy quả các Ngài chậm tiến, không biết cái gì là ngon là bổ. Về món đó, các Ngài có lẽ còn phải học nhiều của người Á Đông". Không một ông nào trả lời, vì có lẽ các ông đại diện ấy đến lúc ấy đều bán tín bán nghi không biết ăn Chuột bao tử như thế là văn minh hay dã man. Tuy nhiên, người ta có thể chắc chắn là chưa có một nước nào trên thế giới lại có một món ăn tinh vi, quí báu, cầu kỳ đến thế bao giờ... Chính ông đại sứ Tây Ban Nha phải nhắm mắt lại thử ăn, nhưng ông thú thực rằng vừa cho vào miệng cắn một cái thấy Chuột con kêu chi chí, ông ta vội vàng chạy ra ngoài nhả ra và một tháng sau còn sợ. Sau này, đem câu chuyện đó nói với mấy vị đông y sĩ, ông ta biết rằng người Âu Mỹ không biết ăn cái món ấy, quả là "châm biếm" và mấy ông già còn cho biết thêm rằng Chuột thường nuôi bằng sâm bổ hết sức rồi, nhưng nếu tìm được giống Chuột Chù mà nuôi bằng sâm theo cách thức nói trên thì còn bổ gấp trăm lần nữa ... (tài liệu này do Mọt Sách sưu tầm và tường thuật).
Trong loài Chuột, không những có các tên ở vừa kể ở trên kia, mà còn có các tên khác, xin trích dẫn như sau :
Chuột Lắt : Đây là loài Chuột nhỏ con bằng ngón tay cái hoặc lớn hơn một chút, nó thường sống ở trong nhà, rất lanh lợi, sanh sản rất nhiều và thường cắn phá khủng khiếp.
Trong dân gian, thấy đứa con nào hoặc người nào có thân hình nhỏ con thường phá phách gia đình hay xóm làng, thì cũng được gọi là Chuột Lắt.
Chuột Xạ: cũng thường gọi Chuột Chù, cũng có thân hình nhỏ con, mỏ dài và nhọn, đuôi rất ngắn. Đặc biệt, nó có mùi hôi xạ khó ngửi cho nên có cái tên là Chuột Xạ và Mèo cũng sợ mùi xạ hương này, nên cũng lánh xa. Chuột Xạ không cắn phá và lanh lợi hơn Chuột Lắc, nó thường ở hộc tủ, gầm giường hay trong hang và đi sát đất, rất chậm lụt, thường kêu chít chít như Chuột rúc vậy. Trong dân gian thường quan niệm điềm may mắn hay phát tài là:
Thứ nhứt đơm đóm vào nhà,
Thứ nhì Chuột rúc,
Thứ ba hoa đèn.
Chuột Dừa : là loại Chuột thường sanh sống ở trên cây dừa, ít xuống đất, nó chỉ cắn phá cây dừa và ăn cơm dừa, uống nước dừa mà sống, thân hình nó lớn bằng cườm tay. Vì thế, nó mới có tên là Chuột Dừa, loại Chuột này thường thấy những tỉnh trồng nhiều dừa như ở Bến Tre, thịt nó thơm ngon đặc biệt, bởi vì nó ăn uống bằng trái dừa rất tinh khiết.
Ngoài ra, những loại Chuột hoang đã đơn cử ở trên, chúng ta còn thấy loại Chuột người nuôi để làm cảnh. Đó là:
Chuột Bạch: là loại Chuột nhỏ con, có lông màu trắng và thường thấy ở bên Tàu, cho nên nó có tên là Chuột Tàu. Người nuôi Chuột Bạch hay Chuột Tàu này phải tốn tiền mua Chuột, mua lồng Chuột đặc biệt, dể nó biểu diển và tốn thức ăn chớ không phải như các loại Chuột hoang khỏi săn sóc gì cả. Nhưng bù lại, người nuôi Chuột này được xem những trò biểu diển của nó và làm cảnh cho vui cửa vui nhà. | |
|