|
| Đất nước - Con người | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
nhanong
Tổng số bài gửi : 11 Registration date : 08/01/2008
| Tiêu đề: Đất nước - Con người Wed Mar 19, 2008 2:30 pm | |
| Tiến sĩ Mai Liêm Trực - một ngôi sao khuê | 13:56', 4/2/ 2008 (GMT+7) |
|
TS Mai Liêm Trực |
Vừa qua, nhân dịp về thăm quê hương, Tiến sĩ (TS) Mai Liêm Trực đã đến thăm cán bộ, phóng viên Bình Định Điện tử. Nhắc đến ông là nói đến dòng họ Mai ở Tam Quan (Hoài Nhơn) - một trong những dòng họ được nhiều người biết đến với 3 anh em ruột đều mang “hàm thượng thư”. Đó là các ông: Mai Kỷ (nguyên Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân số); Mai Liêm Trực (nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá VN); Mai Ái Trực (nguyên Bộ trưởng Bộ TN-MT). Trong đó, ông Mai Liêm Trực được biết đến như một “ngôi sao khuê tỏa sáng”… Người con liêm trực
Ông Mai Liêm Trực sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Thân phụ của ông là cụ Mai Cù, nguyên Trưởng ty Tài chính Bình Định thời kháng chiến chống Pháp. Vợ chồng cụ Mai Cù sinh hạ được 8 người con. Theo ông Mai Kỷ, cái tên Mai Kỷ là do ông nội ông đặt, với mong muốn sau này ông trở thành con người kỷ cương. Riêng 5 em trai sau của gia đình họ Mai đều do thân phụ đặt tên. Cách đặt tên của cụ Mai Cù là tất cả 5 anh em đều lấy tên là Trực, chỉ khác tên lót. Mục đích ông nội và thân phụ của các ông đặt tên như vậy là mong các con cháu ai cũng giữ gìn kỷ cương, liêm trực, mực thước, thẳng thắn. Năm 1954, cụ Mai Cù đi tập kết ra Bắc. Ông Mai Kỷ nhớ lại: Ngày lên đường đi tập kết, ông cụ thân sinh hỏi vợ “bây giờ đứa nào theo cha?”. Cụ bà nuốt nước mắt rồi chỉ vào cậu bé Mai Liêm Trực “để nó theo ông!”. Và, cái tên Mai Liêm Trực đã gắn chặt với cuộc đời và sự nghiệp của ông từ đó. Nói về người em trai của mình, ông Mai Kỷ không ngần ngại nhận xét: “chú ấy thông minh và thẳng thắn, y như cái tên mà cha tôi đã đặt cho”. Sau này, khi đã làm Tổng cục trưởng Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính - Viễn thông), các đồng nghiệp và cấp dưới của ông Mai Liêm Trực đều thừa nhận ông là người dễ gần, có chuyên môn sâu, và luôn khẳng khái, cương trực. Trong căn nhà của ông ở Hà Nội luôn giản dị, treo bức chân dung của Bác Hồ với lời dặn dò ngành BC-VT: “Việc liên lạc là một việc quan trọng bậc nhất trong công tác cách mạng vì nó quyết định sự thống nhất chỉ huy, sự phân phối lực lượng và do đó bảo đảm thắng lợi”. Trong một lần giao lưu trực tuyến với bạn đọc của VnExpress, có người hỏi ông Mai Liêm Trực khá “cắc cớ” rằng: “Giả sử một ngày nào đó, cả hai máy điện thoại của ông cùng đổ chuông một lúc, một máy thì hiển thị số của Bộ Bưu chính - Viễn thông, máy còn lại của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (khi đó ông Mai Liêm Trực làm Chủ tịch Liên đoàn), ông biết chắc rằng cả hai nơi đều có việc quan trọng cần giải quyết. Ông sẽ nghe máy nào trước?”. Ông Mai Liêm Trực đã thẳng thắn trả lời: “Tôi có thói quen là cầm máy lên là nghe ngay, không nhìn là số nào, nhưng sẽ hỏi ngay người ở đầu dây kia có việc gì gấp không, tôi đang có máy thứ hai. Nếu đó là việc gấp thì tôi sẽ giải quyết và yêu cầu máy kia chờ”. Và nhiều người còn nhớ, năm 2002, trước khi Tổng cục Bưu điện được nâng lên thành Bộ BC-VT, ai cũng nghĩ chức bộ trưởng phải thuộc về ông Mai Liêm Trực. Thế nhưng, chính ông là người xin rút, để rồi vị trí ấy thuộc về ông Đỗ Trung Tá. Một lần cấp trên gọi ông Trực lên hỏi: “Bây giờ ý anh thế nào, có muốn chuyển đi đâu không?”. Lập tức ông trả lời ngay: “Tôi cũng đã có tuổi rồi nên chẳng ham hố gì, anh cứ để tôi ở lại làm phó cho anh Tá cũng được”. Thế rồi, sau đó ông làm Thứ trưởng thường trực Bộ BC-VT, còn ông Tá làm Bộ trưởng, dù trước đó ông vẫn luôn là cấp trên của ông Tá. “Đấy, tính nó là thế, cái gì cũng thẳng băng, luôn cống hiến hết mình. Chứ cứ như người ta mà thế thì phải ấm ức, hậm hực lắm!” - ông Mai Kỷ nhận xét.
|
TS Mai Liêm Trực (thứ 4, từ phải qua) nhận Giải thưởng Sao Khuê |
Một ngôi sao khuê
Năm 1954, cụ Mai Cù đi tập kết, từ đó gia đình họ Mai luôn phải sống trong cảnh ly tán: Hai ông Mai Kỷ và Mai Liêm Trực cùng với thân phụ ở miền Bắc, còn 6 người con nhỏ ở lại với mẹ ở Bình Định. Tuy nhiên, vốn thông minh, lại có chí, ngay từ nhỏ cậu bé Mai Liêm Trực đã là một học sinh chăm ngoan, học giỏi. Khi mới theo cha tập kết Bắc, Mai Liêm Trực được vào học tại một trường chuyên ở Quảng Ninh. Học xong cấp III (PTTH ngày nay), ông được cử đi học đại học chuyên ngành điện tử ở CHDC Đức. Ông học rất giỏi và chơi thể thao cũng rất cừ, nhất là bóng đá. Có lần, ông Mai Liêm Trực kể: “Bấy giờ, Đội tuyển sinh viên Việt Nam tại Đức đã thi đấu hữu nghị và thắng đội hạng 2 của thành phố Magdeburg tại trại hè năm 1968. Toàn bộ trại hè sinh viên Việt Nam rất vui mừng với kết quả này. Tôi đã đá trung phong và ghi được một bàn thắng”. Tốt nghiệp đại học, ông Mai Liêm Trực tiếp tục bảo vệ luận án tiến sĩ ngành kỹ thuật thông tin liên lạc tại Đại học Kỹ thuật Dresden. Trở về nước, ông trở thành một trong những chuyên gia hiếm hoi của ngành BC-VT của Việt Nam lúc bấy giờ. Đặc biệt, ông nổi tiếng là người có thể đọc và nói thông thạo đến 5 ngoại ngữ. Hầu hết các chuyên gia nước ngoài khi nghe ông nói chuyện bằng tiếng Anh đều phải trầm trồ. Khi được hỏi kinh nghiệm nào đã giúp ông thành thạo tới 5 ngoại ngữ, ông không ngần ngại chia sẻ: “Kinh nghiệm quan trọng nhất là nghe nhiều (như nghe đài, chương trình nước ngoài) và khi có điều kiện phải mạnh dạn nói. Mình nói ngoại ngữ không thành thạo thì không có gì xấu hổ. Chỉ có tiếng Đức tôi học bài bản, còn những ngôn ngữ khác chủ yếu tôi tự học”. Điều đáng nói, ông Mai Liêm Trực còn nổi tiếng là một chuyên gia hàng đầu của ngành BC-VT, đã có công lớn trong việc định hướng hiện đại hóa mạng lưới viễn thông Việt Nam và đưa ngành BC-VT nước ta đuổi kịp bước phát triển của các nước trong khu vực. Với những cống hiến lớn lao này, tại lễ trao Giải Sao Khuê dành cho các đơn vị, cá nhân có đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của ngành công nghệ phần mềm, công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam, ông Mai Liêm Trực là cá nhân duy nhất được tôn vinh và trao giải thưởng Sao Khuê về lĩnh vực hoạch định và thi hành chính sách. Tại lễ trao giải, ông nói như tâm sự: “Tôi thấy vui và mừng lắm. Các bạn thấy đấy, cách đây 5 năm, còn có sự nghi ngờ về khả năng phát triển về phần mềm, CNTT của Việt Nam. Nhưng bây giờ, tôi tin là không còn ai nghĩ như vậy nữa”.
|
TS Mai Liêm Trực (thứ 5 bên phải qua, người đứng bên trái ông là ông Đỗ Nguyên Hùng, Tổng biên tập Báo Bình Định) thăm Báo Bình Định điện tử. Ảnh: NP |
Cầu thủ biết rời sân cỏ đúng lúc
Từng là Thứ trưởng Thường trực Bộ BC-VT, Chủ tịch LĐBĐ Việt Nam… bỗng dưng người ta thấy ông Mai Liêm Trực lần lượt… “giã từ sân cỏ”. Có lần, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đánh giá cao vai trò Chủ tịch LĐBĐ Việt Nam của ông Mai Liêm Trực: “Tôi đánh giá rất cao ông Trực, đặc biệt với việc tổ chức được đại hội khóa 5, mà theo tôi, là chưa có tổ chức xã hội nào tổ chức được một đại hội có tính dân chủ cao như thế”. Vậy nhưng, sau đó ông đã quyết định xin nghỉ. Lý giải về việc rút khỏi chức Chủ tịch LĐBĐ Việt Nam, ông Mai Liêm Trực cho biết: “Vì gia đình, đã đến lúc tôi cần phải nghỉ ngơi”. Sau khi nghỉ hưu, ông Mai Liêm Trực đã nhận lời làm Chủ tịch HĐQT Công ty Liên doanh Iqlinks. Tại lễ ra mắt công ty, ông tâm sự: “BC-VT Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Chúng ta đã có nhiều thiết bị công nghệ hiện đại… phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước; nhưng vẫn không tránh khỏi những hạn chế về CNTT tại các địa phương. Công ty Qualcomm là đối tác lớn, phía Việt Nam cần uy tín, kinh nghiệm và trí tuệ. Công ty Qualcomm ra đời là nhằm khắc phục những hạn chế đó”. Tuy nhiên, ông Mai Liêm Trực cũng đặt điều kiện “Khi IQlinks đứng vững thì mình sẽ rút”. Và ông đã thực hiện đúng như vậy. Không ít người ngỡ ngàng không hiểu vì sao IQlinks đang trên đà phát triển mà ông Mai Liêm Trực lại xin rút lui. Lý giải về về vấn đề này, ông Mai Liêm Trực cho biết: “Giống như chơi bóng đá, tôi rời sân cỏ khi khán giả còn luyến tiếc. Tôi cho rằng, chúng ta nên tạo cơ hội cho thế hệ trẻ. Những cây đa, cây đề rất đáng quý nhưng cũng cần vun xới cho mảnh đất đâm chồi nẩy lộc. Chúng ta không thể thiếu cây đa, cây đề, nhưng dưới bóng cây đa, cây đề, đến cỏ cũng không mọc được” - ông hóm hỉnh nói.
|
| |
| | | nhanong
Tổng số bài gửi : 11 Registration date : 08/01/2008
| Tiêu đề: Re: Đất nước - Con người Thu Mar 20, 2008 9:17 am | |
| Nguyễn Huệ - anh hùng đại võ công | 16:25', 15/2/ 2008 (GMT+7) |
|
Tượng Hoàng đế Quang Trung bằng đồng ở công viên trung tâm TP Quy Nhơn, dựng mới 1.2008. |
Về Bình Định những ngày giáp Tết Mậu Tý, tự nhiên tôi muốn xách xe chạy thẳng lên Bảo tàng Quang Trung ở huyện Tây Sơn, sau khi đã ngắm mãi bức tượng Hoàng đế Quang Trung được dựng mới ở công viên trung tâm TP Quy Nhơn. Bên bờ sông Côn
Trong tiết trời lập xuân mát lạnh, con đường 19 nối liền Quy Nhơn với Tây Sơn rợp hoa xuân. Có cả những nhành mai núi như được lấy từ những ngọn núi hùng vĩ của vùng Tây Sơn thượng- nơi hun đúc hùng khí của Tây Sơn tam kiệt. Những cánh đồng bạt ngàn xanh mút mắt của Tuy Phước, An Nhơn, Tây Sơn, cùng với Tây Sơn thượng... đã từng tạo nên một sức mạnh hậu cần vững chắc để những người áo vải vùng lên làm một cuộc cách mạng long trời lở đất, đập tan những tập đoàn phong kiến phức tạp nhất trong lịch sử dân tộc Lê- Trịnh- Nguyễn, thống nhất đất nước. Con đường lịch sử ấy nằm bên bờ sông Côn kiêu hãnh từng in dấu vó ngựa của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, những võ tướng lẫy lừng như Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng, Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Văn Lộc... Sông Côn bên bồi bên lở, mùa này chỉ còn nước bên lở, thuyền nhỏ có thể đi được, còn lại là cát trắng xóa. Mùa lũ, “Sông Côn như một đường quyền phóng túng” - thơ Trần Mạnh Hảo - gầm thét khúc ca đại ngàn đổ nước xuống Đầm Thị Nại – nơi từng chứng kiến những trận thủy chiến khốc liệt nhất của nghĩa quân Tây Sơn với quân nhà Nguyễn. “Đường quyền” ấy góp phần tạo nên chiến công hiển hách vào bậc nhất của lịch sử dân tộc vào mùa xuân năm Kỷ Dậu l789 khi Nguyễn Huệ chỉ trong vài ngày đã đánh tan tác 20 vạn quân của vua Càn Long - thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Mãn Thanh, đế chế phong kiến hùng mạnh nhất ở phương Đông thời bấy giờ. Đi trên con đường lịch sử ấy, tôi bỗng nhớ một câu chuyện lịch sử: Trước đây có một vị lãnh đạo của Trung Quốc hỏi vị lãnh đạo của ta: “Có phải VN đã từng đánh thắng quân Nguyên và quân Thanh không?”. Vị lãnh đạo ta trả lời: “Vâng, còn đánh thắng cả quân nhà Minh nữa...”. Quân Nguyên tức quân Mông Cổ, từng thống trị Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, kể cả một số nước ở châu Âu. Quân Thanh, tức người Mãn Châu, triều đại phong kiến cuối cùng thống trị Trung Quốc. Còn nhà Minh là của người Hán - dân tộc đa số ở Trung Quốc. Lê Lợi vĩ đại là ở chỗ đó. 29 tháng Chạp ở bảo tàng Quang Trung Sáng 29 tháng Chạp. Bảo tàng Quang Trung vắng vẻ, uy nghi trầm mặc bên bờ sông Côn. Bảo tàng đóng cửa để chuẩn bị cho lễ dâng hương vào mùng 5 Tết. Một nhóm du khách nước ngoài ngắm nhìn tượng đài Quang Trung vươn lên giữa trời xanh thẳm. Một cụ già tuổi ngoài 70 chống gậy men theo những bờ đá cổ viếng lăng người anh hùng. Tôi theo cụ, cụ bảo “muốn đi Đống Đa nhưng ngại mùng 5 Tết không chen chân nổi nên đi trước. Nhưng tiếc quá bảo tàng đóng cửa nên không thắp được nén nhang cho người...”. Bên ly cà phê nóng ấm trong bảo tàng, cụ nói về Nguyễn Nhạc- Tây Sơn Vương. Cụ bảo nếu không có Tây Sơn Vương thì làm sao có Nguyễn Huệ. Lịch sử chưa có đủ những nghiên cứu xác đáng về Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ. Nguyễn Nhạc có những hạn chế của người nông dân khi đã ở đỉnh cao quyền lực. Còn Nguyễn Huệ là một thiên tài về quân sự. Lịch sử oái oăm đã cho Tây Sơn tới ba vị anh hùng - “Tây Sơn tam kiệt” nên triều đại ấy kết thúc như một bi kịch... Cụ nhìn lên tượng đài Quang Trung, chép miệng than: “Tại sao người anh hùng vĩ đại như Quang Trung đại đế lại chết ở cái tuổi 40? Lịch sử, số mệnh của con người vĩ đại ấy thật khắc nghiệt, một lần nữa lại đưa dân tộc ta đi theo một hướng khác...”.
|
Tảng đá trên gò Đống Đa khắc câu nói lừng danh của Quang Trung trước khi xuất chinh tiêu diệt 20 vạn quân Thanh, xuân 1789. |
“Đi Đống Đa”
Tôi đã hưởng xong một cái Tết cổ truyền đúng nghĩa của người Bình Định, dù mới 29 tháng Chạp, vì tôi đã được “đi Đống Đa” trước Tết. Với người Bình Định, ăn Tết chưa trọn vẹn nếu mùng 5 Tết chưa “đi Đống Đa” - tức đi lễ hội mừng chiến thắng Đống Đa - được tổ chức hằng năm tại Bảo tàng Tây Sơn. Đứng trên cây cầu mới bắc ngang sông Côn nhìn xuống chiếc cầu cũ bạc màu thời gian, những kỷ niệm tuổi thơ chợt ùa về. Ngày ấy chỉ mới là cậu học sinh cấp 1, tôi và lũ bạn đã biết lên xe lam 3 bánh, vượt gần 30 km từ Tuy Phước để “đi Đống Đa”. Đúng là ngày hội ngựa xe như nước áo quần như nêm. Từ cây cầu kỷ niệm ấy, lũ trẻ chúng tôi có lần bị lấn té xuống sông Côn, rồi cởi quần áo bơi qua sông để được đến bên người, ngắm vị anh hùng áo vải Quang Trung. Không chỉ ở Bình Định, Hà Nội từ trước đến nay hằng năm đều có lễ “giỗ trận” vào mùng 5 Tết, giờ trở thành “Ngày hội Đống Đa”. TPHCM, Huế cũng vậy, đủ thấy chiến công oanh liệt của Quang Trung hoàng đế trong cuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chính chiến thắng ấy đã đặt vị trí của hoàng đế Quang Trung ngang hàng với những chiến công hiển hách của Lý Thường Kiệt với quân Tống, Trần Hưng Đạo với quân Nguyên Mông, Lê Lợi với quân Minh. Đã làm cho các nhà nghiên cứu lịch sử dù có nghiêm khắc đến đâu cũng xếp triều đại Tây Sơn là một triều đại chính danh trong lịch sử dân tộc. Nhưng tại sao là Đống Đa?
Đơn giản đó là cú đánh chí tử vào sào huyệt trọng yếu của quân địch, nơi tập trung các tướng lĩnh cao cấp nhất của quân Thanh. Sào huyệt đó là hệ thống phòng thủ từ Gián Khẩu (Ninh Bình) đến Thăng Long mà trung tâm chính là đồn Ngọc Hồi ở Thanh Trì. Thường những cuộc hành binh có tính chất quyết định, Nguyễn Huệ luôn tự mình thống lĩnh mũi tiến công chính, lần này là Hà Hồi và Ngọc Hồi. Với Hà Hồi, nửa đêm mùng 3 Tết, Nguyễn Huệ lấy đồn không mất một mũi tên hòn đạn. Ngày mùng 4 Tết Nguyễn Huệ dàn binh công khai vây hãm Ngọc Hồi mà chưa đánh. Trong khi đó, Quang Trung sai Đô đốc Long đánh vào Khương Thượng, thọc vào sườn Tôn Sĩ Nghị. Ở đây chúng ta thấy, tự khi ấy, Quang Trung đã có tư tưởng quân sự hết sức hiện đại: Tấn công tích cực và kiên quyết, biết đánh tập trung đối mặt trực tiếp với quân địch với những tập đoàn quân lớn; biết đánh kết hợp, vu hồi. Trận đại phá quân Xiêm ở Rạch Gầm, Xoài Mút trước đó cũng tương tự. Cách đánh này thường thấy trong thế chiến thứ 2. Trận Ngọc Hồi và lấy đồn Khương Thượng là những trận kịch chiến dữ dội, những đợt đánh giáp lá cà đẫm máu, làm gần 10 dũng tướng của Tôn Sĩ Nghị lớp tự sát, lớp chết trận, cùng với mấy vạn quân Thanh phơi thây giữa trận tiền. Sau chiến tranh, xác mấy vạn quân Thanh được nhân dân thu dọn xếp thành 12 đống lớn, đắp đất lên chôn cất- gọi là kình nghê kinh quán- tức là những gò đống chôn quân giặc hung dữ như cá kình, cá nghê. Một nhà thơ đương thời là Ngô Ngọc Du có bài thơ Loa Sơn điếu cổ ca ngợi chiến thắng ở Khương Thượng, có câu: “Thánh nam thập nhị kình nghê quán/chiến diệu anh hùng đại võ công”- Thánh nam xác giặc mười hai đống/Ngời sáng anh hùng đại võ công. Còn Tôn Sĩ Nghị thì chưa đánh đã bỏ cả ấn tín chạy trối chết, kết thúc cuộc xâm lược cuối cùng của các triều đại phong kiến phương Bắc với nước ta. Còn Quang Trung đại đế đã thực hiện xong lời thề trước lúc xuất binh: “Đánh cho để tóc dài/Đánh cho để răng đen/Đánh cho nó chích luân bất phản/Đánh cho sử tri Nam Quốc sơn hà duy hữu chủ”.
|
Cầu Kiên Mỹ bắc qua sông Côn lịch sử đến Bảo tàng Quang Trung. |
Quang Trung và Napoleon
Đống Đa oanh liệt là như vậy. Phan Trần Chúc trong tác phẩm Vua Quang Trung đã ví Nguyễn Huệ là Napoleon của VN. Sự so sánh cũng có lý, nhưng khác với Napoleon, trong cuộc đời chiến trận hơn 20 năm của mình, Nguyễn Huệ chưa từng thua trận nào trong hàng trăm trận xông pha trận tiền. Càng đánh càng thắng lớn, càng về cuối đời chiến công càng hiển hách. Napoleon chôn vùi sự nghiệp trong hai trận thua ở Leipzig và Waterloo. Nguyễn Huệ chính danh hơn Napoleon, người chỉ tiến hành những cuộc chiến tranh để bảo vệ tổ quốc, thống nhất đất nước. Còn Napoleon với tham vọng thống trị châu Âu, tham vọng đế quốc. Vậy ai được yêu mến, kính trọng hơn? Quang Trung còn vĩ đại hơn ở chiến lược ngoại giao sau chiến tranh - một bài học có tính thời sự đến tận hôm nay. Quang Trung đã làm cho vua Càn Long phải kiêng nể, yêu mến thực sự mình, trọng thị đối với nước ta, dù phải tiêu hóa cái thất bại thảm hại nhất trong lịch sử cai trị Trung Hoa của vị vua tại vị lâu nhất của triều Mãn Thanh. Càn Long thường thăm hỏi Quang Trung, gửi cả những sản vật quý giá tặng vua Quang Trung. Có lẽ Càn Long quý mến tài năng của vua Quang Trung. Đọc bài thơ của Phan Huy Ích khi tham gia sứ bộ Tây Sơn dự lễ sinh nhật 80 tuổi của Càn Long, thì rõ: "Phiên quốc phụng thám hầu/Kỷ đắc kỳ tao ngộ/Phi tiên báo quốc nhân/Hoàng hoa đệ nhất bộ" (Các nước phiên sang chầu/Mấy ai được như thế/Báo tin về trong nước/Sứ bộ ta là nhất). Rời Bảo tàng Quang Trung trưa 29 Chạp. Nắng lập xuân vàng như lụa, loại lụa mà Quang Trung đại đế choàng cổ trước khi thề sẽ tiêu diệt quân Thanh ở đồn Ngọc Hồi. Gió từ biển Đông thổi lên mát lạnh- nơi ấy có một phần của tổ quốc ta, một thời đội quân Tây Sơn kiêu hùng đã từng có mặt... . Theo LƯU NHI DŨ/NLĐ |
| |
| | | nhanong
Tổng số bài gửi : 11 Registration date : 08/01/2008
| Tiêu đề: Re: Đất nước - Con người Fri Mar 21, 2008 11:05 am | |
| GS Lê Văn Thiêm: Người đặt nền móng cho giáo dục đại học Việt Nam | Thứ năm, 6/3/2008, 07:00 GMT+7 |
...Những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống bao giờ cũng rất giản dị. Thầy Thiêm giản dị như những câu chuyện giản dị nhất của đời thường. Bởi thế, viết về ông thật khó. Lúc này đây, tôi như thấy ông với ánh mắt thật hiền lành nhưng có pha chút giễu cợt khi thấy tôi định liệt kê những công việc ông đã làm, những chức vụ ông từng đảm nhiệm, như lệ thường, khi viết về một người đã thành danh...
|
|
Giáo sư Lê Văn Thiêm
| Giáo sư Lê Văn Thiêm hình như chưa bao giờ tự nói về mình. Những người khác cũng chỉ viết về ông từ sau khi ông mất, ngày 3 tháng 7 năm 1991. Nhưng cả lúc ông còn sống cũng như khi ông đã ra đi, người ta thường nhắc tên ông trong những câu chuyện hàng ngày, kể cho nhau nghe những giai thoại về ông.
Những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống bao giờ cũng rất giản dị. Thầy Thiêm giản dị như những câu chuyện giản dị nhất của đời thường. Bởi thế, viết về ông thật khó. Lúc này đây, tôi như thấy ông với ánh mắt thật hiền lành nhưng có pha chút giễu cợt khi thấy tôi định liệt kê những công việc ông đã làm, những chức vụ ông từng đảm nhiệm, như lệ thường, khi viết về một người đã thành danh. Không dám trái ý thầy, tôi xin được bắt đầu từ một kỷ niệm. Đó là năm 1966, khi cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đang ở thời kỳ ác liệt nhất. Các trục giao thông chính, đường bộ, đường sắt bị phá hoại nghiêm trọng. Kênh nhà Lê (con kênh được đào từ thời Lê, chạy gần song song với quốc lộ 1) được sử dụng để chuyên chở hàng hóa, vũ khí. Lòng sông đã cạn nhưng không thể dùng một lực lượng quá đông người để nạo vét dưới bom đạn suốt ngày đêm. Giáo sư Lê Văn Thiêm đã đề xuất dùng phương pháp nổ mìn định hướng, tức là dùng mìn nổ dưới lòng kênh, nhưng bố trí sao cho sau khi nổ, hầu hết đất đá rơi lên bờ kênh, chứ không rơi lại xuống lòng kênh. Ông đã dạy cho chúng tôi lý thuyết nổ định hướng,là: khi có một vụ nổ lớn, những vật chất gần tâm nổ chuyển động theo quy luật của chất lỏng lý tưởng (không nhớt, không nén được). Có thể mô tả chuyển động này bằng lý thuyết hàm biến phức, là chuyên ngành mà GS nghiên cứu từ nhiều năm. Về mặt lý thuyết, chúng ta có thể điều khiển hoàn toàn vụ nổ, tức là sắp xếp sao cho vật chất quanh tâm nổ chuyển động theo một quỹ đạo định sẵn. Chúng tôi, một nhóm gồm 4 sinh viên Toán năm thứ 3 của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội hăm hở lên đường vào Nghệ An để cùng một đơn vị Thanh niên xung phong thực hiện công việc đó. Ai cũng biết là chuyến đi đầy nguy hiểm nên nhóm chúng tôi được bạn bè và bà con nơi trường sơ tán tiễn đưa khá “long trọng”. Nhưng kỷ niệm mà chúng tôi không bao giờ quên là, trước khi chuyến xe phía Nam gần chuyển bánh, thầy Thiêm hớt hải đạp xe tới, gọi tôi xuống dặn dò đôi lời và đưa cho tôi 72 đồng. Hồi đó, 72 đồng lớn lắm, bằng hai phần ba số tiền lương giáo sư mà thầy vừa nhận xong. Chúng tôi hết sức cảm động, vì biết thầy chỉ giữ lại cho mình số tiền tạm đủ để sống đến kỳ lương sau. Chuyến đi đó đã để lại nhiều bài học lớn cho đời làm toán của chúng tôi, mà trước hết là bài học về việc áp dụng các lý thuyết học ở nhà trường vào phục vụ sản xuất và chiến đấu. Bài học đó, thầy Thiêm dạy cho chúng tôi bằng chính cuộc đời làm toán của thầy. Từ một chuyên gia hàng đầu trong một lĩnh vực toán học lý thuyết đang được xem là mốt nhất thời đó, GS Lê Văn Thiêm đã chuyển hẳn sang nghiên cứu những vấn đề toán học đặt ra từ thực tiễn Việt Nam, mà một trong những vấn đề đó chính là nổ định hướng để nạo vét lòng kênh mà tôi vừa nhắc tới. Khi học năm thứ 4 ở trường, chúng tôi lại được cùng một đơn vị Thanh niên xung phong áp dụng phương pháp đó để làm đường chiến lược trong rừng sâu. Giáo sư Lê Văn Thiêm đã biên soạn thành giáo trình hoàn chỉnh, dễ sử dụng để hướng dẫn cho những người không có chuyên môn toán học.
|
| GS Lê Văn Thiêm là người như thế: ông làm toán không phải vì danh vọng, tiền tài, mà đơn giản, đó là cách mà ông có thể đóng góp phần mình cho đất nước. GS không bao giờ nhắc đến những đóng góp của mình trong nghiên cứu lý thuyết. Tôi là một trong những học trò trực tiếp của ông từ khi còn là sinh viên năm thứ 3 cho đến mãi sau này, nhưng chưa bao giờ tôi được nghe ông kể về những công trình chính của ông. Tôi chỉ biết về những công trình đó khi tôi đi sâu nghiên cứu hướng chuyên môn mà ông là một trong những người có công khai phá.
Đó là lý thuyết phân phối giá trị các hàm phân hình (hay còn gọi là lý thuyết Nevanlinna, theo tên người khai sinh ra nó, nhà toán học Phần Lan đã nhiều năm là Chủ tịch Hội toán học thế giới). Trong nhiều hội nghị gần đây về lịch sử toán học, lý thuyết Nevanlinna được đánh giá là một trong những lý thuyết đẹp nhất của giải tích toán học thế kỷ 20. Giáo sư Lê Văn Thiêm là một trong những người đầu tiên tìm ra lời giải của “bài toán ngược của lý thuyết Nevanlinna”. Công trình của ông không chỉ được quan tâm vì đã chứng minh sự tồn tại nghiệm của bài toán đó, mà vì ông đã đưa ra một phương pháp hoàn toàn mới để nghiên cứu vấn đề đặt ra. Trong những công trình khoa học và sách chuyên khảo gần đây trên thế giới, người ta vẫn còn nhắc đến những công trình ông viết cách đây 60 năm, và nhắc tên ông như là một trong những người có công đầu trong việc xây dựng lý thuyết. Tôi bỗng nhớ hai câu thơ của cụ Nguyễn Du: Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như Để đời sau còn nhắc đến mình, khó lắm! Vậy mà GS Lê Văn Thiêm hầu như không hề quan tâm đến điều đó. Sau khi viết vẻn vẹn vài công trình mà về sau đã trở thành kinh điển, năm 1949 ông từ bỏ chức giáo sư ở Đại học Zurich (Thụy Sĩ) để trở về Tổ quốc Việt Nam đang kháng chiến. Với ông, điều đó cũng thật tự nhiên, như người ta phải thở hít khí trời.
Rời phương Tây, Ông đi máy bay đến Bangkok, rồi từ đó đi bộ về miền bưng biền Đồng Tháp. Từ Nam Bộ, ông phải mất sáu tháng lặn lội trong những con đường rừng mới ra được chiến khu Việt Bắc. Những điều này tôi chỉ tình cờ được biết khi hỏi vì sao ông có thói quen hút liền 6 điếu thuốc lào một mạch, và ông giải thích rằng, vì đi bộ lâu trong rừng buồn quá, chẳng có thú gì hơn!Ở Việt Bắc, GS Lê Văn Thiêm đã cùng những nhà trí thức hàng đầu như Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa bắt tay vào nhiệm vụ xây dựng nền khoa học và giáo dục đại học của nước Việt Nam mới. Trong tay họ hầu như chẳng có cuốn giáo trình bậc đại học nào, ngoài vài cuốn sách mà họ đã cố gắng mang theo mình khi rời nước Pháp. Vậy mà họ, thế hệ trí thức đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã làm nên một kỳ tích khiến thế giới phải ngạc nhiên: ngay sau khi hòa bình lập lại, các trường đại học Việt Nam đều do người Việt Nam giảng dạy, và họ dạy tất cả các giáo trình bằng tiếng Việt! Trong công lao chung đó, GS Lê Văn Thiêm, người Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Khoa học cơ bản và Trường Cao đẳng sư phạm ở chiến khu Việt Bắc đã góp phần không nhỏ.
Tên tuổi GS Lê Văn Thiêm có thể gắn liền với rất nhiều chữ “đầu tiên”. Năm 1941, ông cùng với GS Phạm Tinh Quát (thân sinh GS Frédéric Pham) là những người đầu tiên thi đỗ vào École Normale Supérieure, trường hàng đầu của Pháp trong việc đào tạo các nhà khoa học. Họ cũng là những người đầu tiên nhận bằng Tiến sĩ quốc gia của Pháp. GS Lê Văn Thiêm là tác giả công trình toán học đầu tiên của người Việt Nam công bố trên tạp chí quốc tế, là người Việt Nam đầu tiên trở thành giáo sư toán học tại một đại học danh tiếng châu Âu. Ông là Chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Việt Nam, Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học Việt Nam, Tổng biên tập đầu tiên của hai tạp chí toán học của Việt Nam (Vietnam Journal of Mathematics, Acta Mathematica Vietnamica).
|
Giáo sư Lê Văn Thiêm tại Đại hội Toán học toàn Miền Bắc.
|
Tôi có thể còn nhiều cái “đầu tiên” nữa của ông nhưng vì ông không bao giờ nhắc đến nên ta cũng quên đi. Chỉ có điều không ai quên được, đó là những gì ông để lại cho nền khoa học Việt Nam. Không phải trong thời kỳ lịch sử nào cũng xuất hiện lớp người như ông. Họ thường có mặt ở buổi đầu của cách mạng, khi mà niềm say mê lý tưởng đã vượt lên những toan tính cá nhân. Có lẽ vì thế mà cho đến tận cuối đời mình, GS Lê Văn Thiêm vẫn giữ được nụ cười hồn nhiên như trẻ thơ. Những ai đã từng được làm quen với ông đều không thể nào quên con người nhân hậu, trung thực đến mức ngây thơ, tin tất cả mọi người như tin chính bản thân mình. Điều đó đã gây cho ông không ít khó khăn khi ông còn sống (và đảm nhiệm những chức vụ lãnh đạo), nhưng đã làm cho hình ảnh của ông để lại trong lòng học trò, đồng nghiệp mãi mãi là hình ảnh về một nhân cách lớn, không chút bụi mờ. Ngày 29 tháng 3 năm 2008, giới toán học Việt Nam sẽ kỷ niệm 90 năm ngày sinh của GS sư Lê Văn Thiêm. Tôi chợt nhớ lại, khi ông tròn 70 tuổi, Viện Toán học tổ chức một buổi gặp mặt giản dị mừng thọ ông. Vậy mà sau buổi lễ, ông nói với tôi: “Mình không ngờ lại tổ chức to đến thế!”. Dù đã đi khắp nơi, ông vẫn xứng hô “ông, mình” với mọi người: đồng nghiệp, học trò, thậm chí với cả vợ con họ, theo cách của quê ông, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Thế đấy, con người khiêm tốn như ông không thể quen được với những vinh dự mà người ta định dành riêng cho ông. Ông cũng không biết rằng, 6 năm sau khi mất, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong đợt đầu tiên, và Huân chương độc lập hạng nhất. Là người thầy của hầu hết các thế hệ những nhà toán học Việt Nam, một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho nền giáo dục đại học của nước Việt Nam độc lập, cho đến cuối đời mình, GS Lê Văn Thiêm vẫn chưa được phong danh hiệu Nhà giáo nhân dân. Dẫu biết rằng ông không lấy thế làm buồn, như đã từng nhiều lần bỏ qua đường công danh của cá nhân, chúng tôi, những học trò của ông vẫn không khỏi cảm thấy như mình có lỗi.
GS. TSKH Hà Huy Khoát (Nguyên Viện trưởng Viện Toán)
|
| |
| | | nhanong
Tổng số bài gửi : 11 Registration date : 08/01/2008
| Tiêu đề: Re: Đất nước - Con người Mon Mar 24, 2008 9:06 am | |
| Nguyễn Chí Hiếu - 1/100 sinh viên giỏi nhất thế giới | 14:47', 31/7/ 2006 (GMT+7) |
|
Nguyễn Chí Hiếu |
(BĐ) - Viện Giáo dục Quốc tế phối hợp với tổ chức Goldman Sachs Foundation đã bình chọn Nguyễn Chí Hiếu - sinh viên Trường Kinh tế Chính trị Luân Đôn (Anh), nguyên là học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Quy Nhơn là một Goldman Sachs Global Leader (nhà lãnh đạo tương lai) năm 2006. Để đạt được danh hiệu này, Hiếu đã cùng các sinh viên được chọn khác vượt qua khoảng 800 sinh viên là ứng cử viên của 80 trường đại học danh tiếng trên thế giới. Tiêu chuẩn được chọn là học tập xuất sắc và tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa. Đây là năm thứ 6, Viện Giáo dục Quốc tế phối hợp với Goldman Sachs Foundation tổ chức bầu chọn danh hiệu này. 100 sinh viên được bầu chọn mỗi năm sẽ được tham gia vào mạng lưới các sinh viên giỏi nhất thế giới để được tạo thêm cơ hội thuận lợi về học bổng và việc làm. Đặc biệt, sinh viên sẽ được cấp vốn để thực hiện một dự án vì sự phát triển của cộng đồng. Được biết, Nguyễn Chí Hiếu đã qua du học ở Anh từ năm 2002 và hiện là sinh viên năm thứ 2 của Trường Kinh tế Chính trị Luân Đôn. Trong các năm học, Hiếu đều xuất sắc dành điểm A ở tất cả các môn học và đã được bầu chọn danh hiệu “sinh viên hệ dự bị đại học của năm”, sau khi vượt qua 330.000 sinh viên khác. |
Nguyễn Chí Hiếu - thêm danh hiệu Sinh viên giỏi nhất nước Anh năm 2007 | 7:45', 19/11/ 2007 (GMT+7) | (BĐ) - Ông Nguyễn Tổng, ba của Nguyễn Chí Hiếu - sinh viên người Bình Định đã được nhận Học bổng trị giá 375.000 USD đào tạo tiến sĩ tại Trường Đại học Stanford (Mỹ) cho biết: Nguyễn Chí Hiếu vừa được nhận thêm danh hiệu “Sinh viên giỏi nhất nước Anh” sau khi hội đồng bình chọn nước này xét kết quả tốt nghiệp đại học của sinh viên thuộc 30 trường đại học hàng đầu nước Anh (mỗi trường đề cử 1 sinh viên).
Được biết, trước khi sang Mỹ học tiến sĩ, Hiếu đã hoàn thành chương trình đại học tại Học viện Kinh tế- Chính trị Luân Đôn với kết quả học tập loại ưu. Tại Anh, Hiếu cũng đã từng đạt danh hiệu “Sinh viên giỏi nhất nước Anh” năm 2003 sau khi kết thúc chương trình dự bị đại học và được bầu chọn là 1/100 sinh viên xuất sắc nhất thế giới… |
| |
| | | nhanong
Tổng số bài gửi : 11 Registration date : 08/01/2008
| Tiêu đề: Re: Đất nước - Con người Thu Aug 28, 2008 11:13 am | |
| Cà phê cùng Hiếu “chí mén”
| |
Nguyễn Chí Hiếu (Hiếu "chí mén") | Cái tên “Hiếu chí mén” của Nguyễn Chí Hiếu có từ lúc học cấp II. Lúc đó người nhỏ xíu, còi cọc quá, bạn bè gọi là “chí mén”. Hiếu vừa tốt nghiệp ngành kinh tế Học viện Kinh tế và Chính trị Luân Đôn, đang học lên Tiến sĩ tại ĐH Stanford (Mỹ).
Tình cờ gặp Hiếu khi anh chàng về Quy Nhơn làm phiên dịch cho Liên hoan võ thuật cổ truyền toàn quốc tại Festival Tây Sơn Bình Định. Người được bầu là một trong “100 sinh viên giỏi nhất thế giới” năm 2006, thủ khoa trường LSE và 3 lần được vinh danh tại Anh đã vui vẻ “tám” chuyện với chúng tôi trong một quán cà phê dù đang bị khan tiếng vì… dịch quá nhiều.
Được biết bạn đã tốt nghiệp Học viện Kinh tế và Chính trị Luân Đôn (LSE-London School of Economics and Political Science), và đang tiếp tục học tiếp tại ĐH Stanford. Tại sao bạn không đi làm mà lại đi học tiếp?
Tôi thích đi học nữa vì còn lưu luyến cuộc sống sinh viên. Cuộc sống mà tôi thấy rất thoải mái, lôi tôi thoát khỏi những mục tiêu khác. Sau khi học xong ở Anh, tôi nộp đơn xin học bổng của ĐH Stanford và được chấp nhận. Tôi được các trường ĐH Stanford, Northwestern, Columbia (Mỹ) cấp học bổng 5 năm học tiến sĩ kinh tế. Tôi chọn ĐH Stanford vì trường này nổi tiếng về ngành kinh tế. Mức học bổng 375.000 USD vượt quá sức tưởng tượng của tôi. Chưa đi làm vì tôi muốn thay đổi môi trường học tập nên quyết định đến Mỹ. Tôi thấy mình vẫn còn... ham chơi, còn lười lắm.
Ngoài kiến thức văn hoá, bạn thu nhận được gì về cuộc sống sau những ngày sống tại Anh, Mỹ?
Sự độc lập trong suy nghĩ và tính tự chủ. Gia đình tôi không giàu nên tôi phải tự lo cho mình. Chúng tôi xin phụ chạy bàn cho một nhà hàng. Mỗi tuần kiếm không tới 150 bảng. Nhưng cảm thấy mình lớn hơn từ số tiền còm đó.
Giới trẻ Anh thường bị nghĩ là phớt tỉnh nhưng tôi thấy họ dễ hoà nhập hơn người lớn tuổi. Bạn có thể bắt chuyện, trao đổi về mọi lĩnh vực với họ. Họ thích bàn luận về chính trị.
Ở Mỹ, thanh niên quan tâm đến những vấn đề thuộc về cuộc sống, cộng đồng và con người. Các trường ĐH luôn có rất nhiều hội đoàn, CLB để thanh niên tham gia. Ai thích lĩnh vực gì thì chọn hội đó: CLB thể thao, CLB văn học, thiên văn, hoạt động xã hội và từ thiện...
Đâu là sự khác biệt trong giáo dục ĐH giữa Anh, Mỹ và Việt Nam?
Tôi chưa học ĐH ở Việt Nam, nhưng qua bạn bè cũng biết được Việt Nam giáo dục chú trọng chiều sâu trong khi phương Tây thiên về chiều rộng. Lúc mới qua, tôi bất ngờ về sự hiểu biết của thanh niên Anh. Một SV kinh tế có thể thuyết trình về văn hoá không thua gì SV chuyên ngành...
Những danh hiệu đạt được trong những năm học đại học có là áp lực cho bạn?
Khi nhận được những vinh dự đó, các báo tại Anh có phỏng vấn tôi nhiều nhưng tôi không cho rằng đó là đích đến cuối cùng của mình. Tôi có gọi điện về Quy Nhơn cho ba mẹ. Cả gia đình đều vui đến không ngủ được. Trường tôi sát cạnh đài BBC, tôi vinh dự được góp mặt trong một chương trình nói chuyện. Những giải thưởng trên là một phần để ĐH Stanford trao học bổng cho tôi. Đó là thu hoạch lớn nhất.
Bạn có ý định quay về Việt Nam làm việc?
Thật sự tôi không rõ lắm chính sách của nhà nước với du học sinh. Nhiều người đã quay về nhưng một số quay ra nước ngoài. Có thể có nhiều lý do khiến họ chưa phát huy năng lực và có cảm hứng làm việc. Tôi cũng muốn về Việt Nam nhưng đó là việc sau này. Sau khi học xong, tôi muốn làm việc tại các nước xung quanh Việt Nam như Singapore, Malaysia... rồi mới tính tiếp.
Ở lĩnh vực chuyên môn của mình là kinh tế tài chính, giả sử bạn về Việt Nam và tham gia làm quản lý, bạn ưu tiên giải quyết vấn đề nào nhất?
Chứng khoán! Thị trường VN đang giống Hồng Kông ở những năm 1996, 1997. Đội ngũ nhân lực có trình độ chưa nhiều. Thị trường dễ bị chi phối và tâm lý “ăn theo”, thấy người ta mua mình cũng mua... rất phổ biến. Nó giống một canh bạc, người chơi ăn nhiều và thua nhiều vì tham gia kiểu “say bạc” chứ không có sự phân tích.
Theo Hiếu, cách nào để Việt Nam thu hút và tận dụng nhiều hơn trí tuệ của các du học sinh?
Muốn có nhiều nhân tài cho đất nước, ngoài các chủ trương hiện nay, nhà nước phải có chủ trương về đào tạo. Cũng cần xây dựng kế hoạch trọng dụng nhân tài một cách minh bạch và nhất quán. Những du học sinh chúng tôi muốn mình có cảm giác “được làm việc”, thấy mình hữu ích trên “mảnh ruộng nhà”... Theo Khoa Tư Sinh Viên Việt Nam |
| |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: Đất nước - Con người | |
| |
| | | | Đất nước - Con người | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |