DIỄN ĐÀN THANH NIÊN VIỆN NCKH&TK
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN THANH NIÊN VIỆN NCKH&TK


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Nếu tiền ko mua được hạnh phúc, thì cái gì m

Go down 
Tác giảThông điệp
Khách v
Khách viếng thăm




Nếu tiền ko mua được hạnh phúc, thì cái gì m Empty
Bài gửiTiêu đề: Nếu tiền ko mua được hạnh phúc, thì cái gì m   Nếu tiền ko mua được hạnh phúc, thì cái gì m Icon_minitimeFri Jan 11, 2008 9:45 am

LTS: Cái tựa đề đã bắt tôi đọc ngay và hy vọng rằng, chính bạn cũng bị hấp dẫn bởi cái tựa này. Đọc xong bài, thú thật tôi chưa hài lòng cái câu trả lời, thế nhưng, nếu bạn có câu trả lời khác, thì hãy viết lên cho bạn bè xa gần chia xẻ, bạn nhé. Chúc bạn một cuối tuần thật… hạnh phúc.


Có một định luật muôn đời kể từ khi xã hội loài người bắt đầu biết xài tiền giấy để tiện việc mau bán trao đổi, đó là người nào có nhiều tiền thì có thể mua được nhiều thứ, kể cả hạnh phúc là thứ… đắt tiền nhất trên cõi đời.

Ở Việt Nam, các cụ chẳng nói:

Vai mang túi bạc kè kè,
Nói bay, nói bạ, chúng nghe ào ào…

Đúng là quyền lực của đồng tiền thật là dữ dội.

Biên kịch gia William Shakespeare cũng đã từng viết: “Ôi đồng tiền, ôi đồng tiền, quyền lực của nhà ngươi thật là vô song, chỉ sau Thượng Đế.”
Trong dân gian sau 1975 tại Việt Nam, còn có câu vè “ca ngợi uy dũng” của tiền bạc:

Tiền là tiên là Phật,
Là sức bậc của tuổi trẻ
Sức khoẻ của tuổi gìa,
Là cây đà danh vọng,
Chiếc lọng tương lai,

Là cán cân công lý,
Tiền là hết ý…”

Đúng như thế, đồng tiền nhiều khi xé toạt tờ giấy…

Đồng tiền được xem có sức mạnh vạn năng, mua được nhiều thứ, nhưng có mua được hạnh phúc không?

Các nhà kinh tế cố đi tìm một câu trả lời. Đầu tiên họ đặt mình vào vị trí người bán. Tâm lý người bán là muốn bán với tiền thu lại càng nhiều càng tốt. Sau đó họ đặt mình vào vị trí kẻ mua. Đó là người mua thì bao giờ cũng muốn bỏ tiền ra càng ít càng tốt.

Dù là người bán hay kẻ mua thì rõ ràng tiền bạc có vai trò quá quan trọng, ở chỗ nếu là người bán thì họ muốn được sung sướng bằng cách thu nhiều lãi còn kẻ mua thì sẽ rất khoái chí nếu… xì tiền ra càng ít càng tốt, để họ có thể có món đồ mà vẫn còn dư tiền!

Rõ ràng định luật kinh tế đã đúng: trong mọi trường hợp, nhiều tiền vẫn hơn, và cái chắc chắn là khi bạn biết là nhiều tiền sẽ mang sự khoái trá nhiều hơn là không có tiền hay có quá ít tiền. Các nhà kinh tế kết luận: càng có nhiều tiền, bạn càng hạnh phúc.

Nhưng như thế thì tại sao vẫn có những từ ngữ gọi là “các kỹ sư trầm uất, các CEO tự sát, các Chủ Tịch khốn khổ và các siêu sao mắc nợ”?

Giáo sư tâm lý Daniel Gilbert thuộc Đại học Havard trong quyển sách bán rất chạy: “Stumbling on Happiness”, có viết: “Các nhà tâm lý bỏ ra nhiều thập niên nghiên cứu mối tương quan giữa hạnh phúc và sự giàu có và họ kết luận là giàu có sẽ làm tăng hạnh phúc nếu nó “nhấc” chúng ta ra khỏi một hòan cảnh nghèo cùng cực và đưa chúng ta vào giai cấp trung lưu, nhưng sau đó chúng ta có hạnh phúc hay không lại là một chuyện khác!”

Theo các nhà kinh tế, giàu có tạo ra sự lựa chọn khi mua sắm. Nếu bạn có 20 đô la trong túi, bạn có thể lựa chọn giữa bơ đậu phọng và một đĩa steak thơm lừng khi ăn tối, nhưng nếu bạn chỉ có 1 đô la, bạn không còn sự lựa chọn nào khác ngoài hủ bơ đó hay hủ mức nho!

Giàu có thêm vào cũng gia tăng các nhu cầu và ý thích tích lũy của bạn và thường thì càng giàu bạn sẽ thỏa mãn các ý thích mới này và bạn thấy rất thỏa mái.

Nhưng con người thường là rắc rối, cuộc đời đâu có… êm đềm như thế. Sự lựa chọn không còn là quyền lực mà là “nguồn gốc của bối rối và lúng túng”, thí dụ như thay vì có thể chọn độ 1 chục thứ pasta khác nhau trong siêu thị, người mua có thể chới với trước 27 loaị pasta khác nhau, nên người mua cứ thắc mắc trong lòng không rõ bao pasta mà mình mua có phải là thứ tốt nhất hay không!

Đó là chưa kể văn hóa truyền thông cứ nhồi nhét vào tầng lớp tiền túi rủng rỉnh bao nhiêu là thứ dễ mua. Thế là thỏa mãn nhu cầu đã không còn mang đến sự an nhiên thơ thới cho bằng thỏa mãn ham muốn (satisfyng needs brings less emotional well-being than satisfying wants).

Trong thang xếp hạng từ 1 đến 7, trong đó hạng 1 là “không thấy đời tôi hạnh phúc cái gì hết” và số 7 là “hòan toàn thỏa mãn”, có thể bạn đinh ninh tiền bạc là chúa tể Địa Cầu khi một người homeless ở Calcutta của Ấn Độ xếp đời mình vào hạng 2.9 trong lúc các triệu phú Mỹ đánh giá đời mình ở mức thang 5.8. Nhưng bạn nghĩ sao nếu người dân Inuit của bắc Greenland, vốn có cuộc sống thanh đạm không nhiều nhu cầu, cũng xếp đời họ vào mức thang 5.8 ?

Thậm chí người ta hết sức ngạc nhiên khi biết dân bộ tộc Masai của Kenya vốn sống trong nhà làm bằng… phân bò phơi khô, không điện và nước, cũng xếp đời họ vaò hạng 5,8 và dân sống trong các khu ổ chuột ở Calcutta bằng lòng với chỉ số 4.6!

Vậy nếu tiền bạc không mua được hạnh phúc thì cái gì mua được hạnh phúc? Một câu hỏi hoàn toàn chính đáng. Bây giờ chúng ta mới thấy ông bà luôn có lý khi Grandma cứ khuyên chúng ta là “hãy coi trọng sức khỏe và tình bạn, chứ không phải tiền tài hay vật chất các thứ…”

Nhà tâm lý xã hội Hòa Lan Ruut Veenhoven có viết ra một nhận định rất đáng để suy gẫm: “có lẽ đã đến lúc các xứ giàu mạnh phương Tây hiểu là chính phủ không nên đi tìm tăng trưởng kinh tế cho đất nước nữa mà chính là làm sao điều khiển chính phủ cho hữu hiệu, đề cao thật sự các quyền tự do, dân chủ, lòng tin lẫn nhau và sự an toàn của công chúng…”

Trong cuốc sống tương đối trên trần thế, làm được bao nhiêu đó cũng khiến rất nhiều người dân bình thường thấy hạnh phúc rồi!
Về Đầu Trang Go down
lựu đạn

lựu đạn


Tổng số bài gửi : 110
Registration date : 08/01/2008

Nếu tiền ko mua được hạnh phúc, thì cái gì m Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nếu tiền ko mua được hạnh phúc, thì cái gì m   Nếu tiền ko mua được hạnh phúc, thì cái gì m Icon_minitimeFri Jan 11, 2008 3:41 pm

Hay đấy Caramel! Ý của tui là vầy:
Phàm đã là người sống ở trên đời, đích sống là HẠNH PHÚC. Mặc dù tui chia loại con người ra làm 2: Kẻ ham DANH, người kiếm LỢI. Có thể người ta bắt đầu từ DANH để kiếm LỢI, hoặc khi có LỢI thì ham DANH. Tuy nhiên nói cho cùng thì người ta luôn tìm HẠNH PHÚC cho mình.
Chúng ta cùng "định nghĩa" xem HẠNH PHÚC là gì: Nói chung thì là DANH, là LỢI. Nói riêng thì vô cùng và tuỳ theo mỗi một con người: Là cày xong thửa ruộng, là tậu được chiếc xe hơi, là có một gia đình để trở về sau một ngày bán vé số, là được đi du lịch vòng quanh thế giới, đôi khi chỉ là được tặng một bông hoa, đôi khi chỉ là chia sẻ với em bé tàn tật bằng một cái xoa đầu... Rất nhiều phải không nào. Và chúng ta cũng không thể so sánh cái nào hơn cái nào. Khi tôi đi một chiếc xe máy cà tàng tôi thấy thích thú (hạnh phúc?) không kém ai đó đang ngồi mát lạnh trong một chiếc xe đời mới (hạnh phúc?)...
Khi chúng ta không có tiền, ta vẫn có thể cảm nhận được HẠNH PHÚC từ những sự sẻ chia mà nhiều người giàu không có được. Khi chúng ta có tiền, chúng ta sẽ thực hiện được ƯỚC MƠ dễ dàng hơn, Chưa chắc đó là HẠNH PHÚC nhé. Bạn mua được xe hơi, bạn bỏ thật nhiều tiền làm từ thiện...chưa chắc bạn đã cảm nhận được HẠNH PHÚC thực sự. Bởi vậy mới có chuyện "mua hạnh phúc" ở đây.
Nhưng HẠNH PHÚC là TINH THẦN chứ không phải là VẬT CHẤT. Khi bạn nhận ra được điều này thì tôi nghĩ mọi chuyện đối với bạn sẽ đơn giản hơn nhiều.
Chúc các bạn hạnh phúc!
Về Đầu Trang Go down
 
Nếu tiền ko mua được hạnh phúc, thì cái gì m
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN THANH NIÊN VIỆN NCKH&TK :: Tin tức - sự kiện - bình luận :: Kinh nghiệm cuộc sống-
Chuyển đến